Nước đậu đen khá thơm và có tác dụng làm mát gan, thanh lọc cơ thể nên rất được ưa thích. Thế nhưng, 3 đối tượng sau khi nên cân nhắc trước khi uống.
- Loại rau người Trung Quốc gọi là rau trường thọ, "bổ hơn thịt, rẻ hơn thuốc" hóa ra ở Việt Nam rất rẻ
- 3 đồ uống giúp tăng tốc độ trao đổi chất và giảm cân nhanh hơn
Mùa hè nóng nực, nhiều gia đình thường nấu nước đậu đen để lạnh uống giải khát, thanh lọc cơ thể và giảm tình trạng nóng trong. Thế nhưng, không phải ai cũng dùng được và khi dùng phải đặc biệt lưu ý những điều sau:
Người già và trẻ em: Nguyên nhân là vì người già, trẻ em thường có hệ tiêu hóa kém sẽ khó tiêu thụ lượng protein cao trong loại hạt này, nếu uống nước đậu đen có thể gây ra vấn đề về tiêu hóa, đau bụng và đầy bụng. Đặc biệt chất Phytate, có thể gây cản trở cho việc hấp thu của các khoáng chất trong cơ thể như: phốt pho, sắt, kẽm, đồng… dẫn tới tình trạng thiếu máu, loãng xương…
Những người có cơ thể hàn lạnh: Vì loại nước này có tính mát nên không nên dùng cho người bị hư hàn như: tứ chi lạnh, đi ngoài phân lỏng hay tiêu chảy… sẽ làm bệnh thêm trầm trọng thêm thậm chí dẫn đến các bệnh khác.
Người đang dùng thuốc: Nếu những người đang dùng nhiều loại thuốc mà uống nước đậu đen có thể làm giảm tác dụng của thuốc chữa bệnh, vì các thành phần trong đậu đen phản ứng với các thành phần của thuốc.
Lưu ý khi dùng nước đậu đen
Thứ nhất: Không dùng nước đỗ đen để thay thế cho nước uống hàng ngày bởi loại nước này gây ảnh hưởng tới khả năng hấp thu của các chất trong cơ thể, gây thiếu chất.
Thứ 2: Đậu đen chứa nhiều phytate, chất này gây cản trở cho việc hấp thu của các khoáng chất như sắt, kẽm, đồng, phốt pho… Nếu cơ thể kém hấp thu các vi chất trên sẽ dẫn tới thiếu máu, loãng xương.