Cơm nguội khi bị thiu, đừng tiếc mà hãy vứt đi vì ăn vào sẽ sản sinh cực nhiều loại bệnh.
- Lỗi khi cọ rửa chảo nhiều người mắc làm tăng nguy cơ ăn phải chất độc, có thể gây ung thư
- Một loại quả ngọt lịm nhưng có chỉ số đường huyết thấp, là “thuốc” chống ung thư tự nhiên: Luôn sẵn ở chợ Việt
Cơm là loại thực phẩm quen thuộc với nhiều gia đình châu Á nói riêng, cũng như hàng triệu người Việt Nam nói chung. Có nhiều cách chế biến cơm khác nhau như chiên, lên men thành rượu gạo, nấu cháo, làm tương… Dần dần, cơm đã trở thành món ăn không thể thiếu hàng ngày, giúp chúng ta bổ sung năng lượng.
Chính vì đây là lương thực quen thuộc, nhiều người ăn hàng ngày nên tình trạng dư thừa cơm là khó tránh khỏi. Đa số gia đình vì tiếc, không nỡ vứt đi nên thường cất trong tủ lạnh để hôm sau mang ra ăn lại. Việc ăn cơm nguội là chuyện quen thuộc, nhưng nếu cơm bị thiu thì lại trở thành vấn đề khác.
Sự nguy hiểm và tác hại của cơm bị thiu
Trong cơm chứa hàm lượng gluxit cho nên rất dễ bị thiu. Các chuyên gia khuyên rằng, nếu cơm bị thiu thì nên bỏ ngay chứ đừng tiếc của, ăn vào rất dễ mắc bệnh.
Nếu bạn bảo quản cơm nguội ở nhiệt độ phòng bình thường, hoặc khi cơm bị thiu, sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Lúc này chúng sẽ gây rối loạn tiêu hóa, nặng thì ngộ độc.
Hơn nữa, ăn cơm thiu thường xuyên có thể gây ra vấn đề về cân nặng do sự thiếu hụt dinh dưỡng, cũng như tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch và tiểu đường.
Vậy tại sao ăn cơm thiu lại có thể gây bệnh tim?
Theo các chuyên gia, giữa cơm thiu và bệnh tim có sự liên quan với nhau nhưng ít người biết. Cụ thể, ăn cơm thiu có thể gây ra bệnh beriberi – một loại bệnh tê phù do thiếu vitamin B1. Bệnh có 2 loại là tê phù ướt và tê phù khô, nếu là tê phù ướt sẽ gây ảnh hưởng đến tim mạch, suy tim.
Cụ thể hơn, trong cơm bị thiu thường bị nhiễm nấm mốc và độc tố, khi ăn vào sẽ làm cơ thể bị thiếu thiamine. Nhiều nghiên cứu cho thấy, chế độ ăn thiếu thiamine sẽ dẫn đến bệnh beriberi và ảnh hưởng tới tim mạch. Lúc này, người bệnh sẽ gặp các triệu chứng như nhịp tim nhanh, khó thở và phù nề cơ thể.
Bên cạnh đó, cơm thiu là tình trạng mà gạo trắng bị loại bỏ vỏ và các lớp bảo vệ khác, làm mất đi nhiều dạng dinh dưỡng, trong đó có vitamin B1. Vitamin B1 là một phần quan trọng của việc chuyển hóa năng lượng trong cơ thể và đóng vai trò quan trọng trong chức năng của hệ thống thần kinh, tim mạch.
Bảo quản cơm sao cho đúng cách?
Bảo quản cơm đúng cách là một bước quan trọng để đảm bảo an toàn thực phẩm, tránh tình trạng mất đi dinh dưỡng và bị nhiễm khuẩn, hoặc nhiễm vi sinh vật gây bệnh. Có một số biện pháp cụ thể có thể được thực hiện để bảo quản cơm một cách an toàn và hiệu quả.
Đầu tiên và quan trọng nhất, cơm nên được nấu chín kỹ trước khi bảo quản. Chia cơm thành các phần nhỏ giúp tản nhiệt nhanh chóng, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Sau khi nấu, cơm cần được nguội đến nhiệt độ phòng trước khi đặt vào tủ lạnh hoặc ngăn đá.
Đối với việc bảo quản trong tủ lạnh, cơm nên được đặt vào hộp đựng thực phẩm kín đáo để ngăn chặn mùi và vi khuẩn từ các thực phẩm khác. Tránh mở nắp quá thường xuyên để giữ ẩm và nhiệt độ ổn định. Cơm nên được sử dụng trong khoảng 1-2 ngày để đảm bảo sạch sẽ cũng như độ tươi ngon.
Nếu bạn lưu trữ cơm ở nhiệt độ phòng, hãy đảm bảo đặt cơm trong các hộp đựng thực phẩm kín đáo, nhằm ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn và mất đi độ ẩm. Cơm nên được ăn trong thời gian ngắn nhất có thể để tránh hư hỏng, ôi thiu và giảm chất lượng dinh dưỡng.
Theo Indiatimes, Healthline