Những thực phẩm dưới đây rất giàu dinh dưỡng, khoáng chất, vitamin nhưng cần nấu chín kỹ mới có thể phát huy hết tác dụng, đảm bảo an toàn sức khỏe.
- Tránh kết hợp SỮA CHUA với các loại thực phẩm này, không thì DẠI DỘT ôm bệnh vào người không chừng
- Các loại thực phẩm gây lão hoá sớm mà ít ai biết đến vì tưởng chừng như vô hại!
Vào mùa hè, nhiều người rất cẩn thận trong việc ăn uống, vì cho rằng thực phẩm càng tươi càng ngon, có nhiều dinh dưỡng. Tuy nhiên, trên thực tế có một số loại thực phẩm không nên ăn tươi, không những không bổ sung dinh dưỡng, ngược lại còn làm tổn hại cơ thể.
Các loại đậu tươi
Ăn đậu được sánh với thịt, mọi người đều biết ăn đậu có rất nhiều dinh dưỡng, nhưng không biết rằng các loại đậu không được ăn “tươi sống”.
Ví dụ, đậu cove có chứa saponin và profin, rất khó chịu đối với đường tiêu hóa của con người, ăn đậu cove chưa nấu chín cực kỳ dễ gây ngộ độc thực phẩm, triệu chứng là đau bụng và nôn mửa.
Loại đậu rộng tươi chứa vinceta, có thể gây thiếu máu tán huyết cấp tính. Bệnh này còn được gọi là bệnh đậu faba, khiến cơ thể con người phát sốt và mệt mỏi.
Sữa đậu nành không thể ăn "tươi” bởi các thành phần độc hại trong đậu nành chưa nấu chín không bị phá hủy, dễ gây viêm dạ dày ruột.
Các loại nấm
Nấm tuy chứa rất nhiều dưỡng chất như chất xơ, vitamin, khoáng chất, ít calo, chất béo và giàu chất chống oxy hóa, nhưng nấm cũng là một thực vật mọc trong điều kiện ẩm ướt ở sát mặt đất hoặc các khu vực có nhiều gỗ, lá mục nên trên thân nấm chứa rất nhiều ký sinh trùng và các vi khuẩn có hại. Vì thế, chỉ khi nấu ở nhiệt độ cao, độc tố, vi khuẩn và các ký sinh trùng mới được tiêu diệt hoàn toàn. Ngoài ra, những chất như kali, kẽm, magie, niacin (những dưỡng chất quan trọng và cần thiết cho quá trình trưởng thành của trẻ) có trong nấm nếu được nấu chín kỹ mới có thể phát huy tối đa công dụng của chúng.
Mộc nhĩ tươi
Đừng nghĩ rằng mộc nhĩ để khô không tốt bằng mộc nhĩ tươi, thực tế mộc nhĩ khô an toàn hơn nhiều so với mộc nhĩ tươi. Trong mộc nhĩ tươi có chứa một loại chất nhạy cảm với ánh sáng gọi là "porphyrin".
Sau khi ăn mộc nhĩ tươi bị ánh nắng mặt trời chiếu vào, nó sẽ gây ngứa, đau rát vùng da. Mộc nhĩ sau khi phơi khô, chất nhạy cảm với ánh sáng sẽ bị phân hủy, an toàn hơn khi ăn và giá trị dinh dưỡng cũng không thấp hơn mộc nhĩ tươi.
Rau cải bó xôi
Loại rau cải bó xôi hay còn gọi là rau bina, rau chân vịt, là một trong những loại rau xanh chứa nhiều dưỡng chất quý giá rất cần thiết cho quá trình phát triển thể chất của trẻ nhỏ. Nhất là trong rau cải bó xôi có nhiều hàm lượng canxi và sắt - góp phần quan trọng để tăng cường sức khỏe xương khớp, hệ tuần hoàn và đường huyết ở trẻ nhỏ.
Nhưng đây là một loại rau cần phải nấu chín kỹ, bởi chỉ có khi chín kỹ thì rau cải bó xôi mới có thể giải phóng hoàn toàn canxi, sắt và các khoáng chất khác như kali, magie giúp cơ thể của trẻ có thể hấp thu được dễ dàng hơn.
Cà chua
Cà chua có tới hơn 90% là nước nhưng lại đáp ứng một phần lớn lượng vitamin các nhóm A,B,C mà cơ thể cần trong một ngày cùng lượng khoáng chất dồi dào như kali, canxi, sắt, photpho...Tuy nhiên, trong cà chua cũng có chứa caroten nên cần được nấu chín để phát huy tốt nhất công dụng cung cấp dưỡng chất cho cơ thể. Bên cạnh đó, caroten khi được nấu ở nhiệt độ cao cũng làm tăng hàm lượng lycopene giúp bảo vệ tối đa cho hệ tim mạch.
Măng tây
Trong măng tây chứa một lượng lớn vitamin K và canxi - rất tốt cho xương khớp, ngăn ngừa loãng xương ở người lớn và chuột rút do thiếu canxi ở trẻ nhỏ, hỗ trợ phát triển chiều cao cho trẻ. Tuy nhiên, chỉ trong quá trình nấu ở nhiệt độ cao thì măng tây mới có thể tạo ra lượng dưỡng chất lớn nhất: giải phóng hoàn toàn vitamin K và canxi, tăng 16% các chất chống oxy hóa, gấp đôi hàm lượng phenolic acid giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh hiểm nghèo.
Ớt chuông
Trong thành phần của ớt chuông có chứa lượng lớn vitamin A, C, canxi, sắt, kali và chất xơ rất tốt cho con người. Thêm vào đó, ớt chuông cũng có chứa carotemoid - một chất chống oxy hóa tuyệt vời với nhiều tác dụng bổ dưỡng. Khi mẹ cho bé ăn ớt chuông sẽ rất tốt cho mắt, tim mạch, tăng cường hệ miễn dịch, giúp xương chắc khỏe và trị táo bón... Nhưng trong quá trình chế biến ớt chuông các mẹ nên nấu chín kỹ để loại bỏ đi những độc tố và những thành phần hóa chất tồn tại trong quá trình nuôi trồng để đảm bảo sức khỏe cho bé.
Củ năng tươi
Củ năng là loại củ có vị ngọt, tính mát nên được nhiều người ưa chuộng và dùng nhiều trong các món ăn. Nhưng do đặc thù sống ở những vùng bùn nước ngập nên vỏ ngoài của chúng có chứa nhiều trứng sán.
Bởi thế, nếu bạn ăn sống mà không quan chế biến kỹ càng, trứng sáng có thể đi vào đường ruột và gây ra các vấn đề như đau bụng, tiêu chảy và viêm loét đường ruột…
Cách tốt nhất khi mua củ năng về bạn nên rửa vỏ ngoài thật kỹ với nước sôi hoặc có thể nấu chín củ năng trước khi sử dụng chúng. Không nên ăn sống để bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh.