Khi ăn những loại củ này, bạn nên lưu ý cẩn trọng với lớp vỏ ngoài của chúng vì có thể gây bệnh.
- Nhập viện sau khi dùng bữa canh cua: Chuyên gia chỉ ra 3 điều 'tai hại' người ăn có thể gặp phải
- Lá dứa chẳng mấy ai dùng nhưng mang lại lợi ích chẳng thua kém quả: Chống oxy hóa, hạ cholesterol, kháng viêm và phòng ung thư
Từ lâu, các loại củ này được biết đến là thực phẩm bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Tuy nhiên, vỏ của chúng bạn cẩn thận không nên ăn.
Củ mã thầy
Theo thông tin từ Báo Sức khỏe và Đời sống, củ mã thầy là tên gọi ở miền Bắc hoặc củ năn, củ năng ở miền Nam. So với các loại củ ăn mát như củ ấu, củ đậu thì mã thầy có giá trị sử dụng làm thực phẩm và làm thuốc cao hơn. Trong mã thầy, có 68,52% nước; 18,75% tinh bột; 2,25% protein, 0,19% lipid; đường; pectin; các muối calci, phospho, sắt; các vitamin A, B1, B2, C... và một hoạt chất gọi là puchiin có tác dụng kháng khuẩn, hạ huyết áp và phòng ngừa ung thư.
Trong dân gian, củ mã thầy thường được dùng để ăn chơi hoặc tráng miệng sau bữa ăn. Củ mềm, giòn, nhiều nước, vị ngọt. Nhiều người sử dụng mã thầy dưới dạng thức ăn - vị thuốc làm cho mát như lấy củ thái nhỏ, nấu với bột đậu xanh làm chè lục tàu xá hoặc hầm với dạ dày lợn để thanh nhiệt, bổ dưỡng, tiêu tích, giải độc và dùng dạng bột với tác dụng mát gan, dạ dày và ruột.
Hằng ngày, ăn củ tươi hoặc nghiền củ lấy nước uống (có thể phối hợp với nước ép rễ cỏ tranh hoặc ngó sen tươi) hoặc uống bột củ để giúp tiêu hóa, sinh tân dịch, chống háo khát, cầm máu, giải độc rượu, lợi tiểu.
Tuy nhiên, củ mã thầy được trồng ở ruộng nước. Do đó, vỏ của nó chứa nhiều chất có hại và phân bón hóa học. Ngoài ra, vỏ củ mã thầy chứa nhiều ký sinh trùng.
Không những thế, loại củ này còn tự hấp thụ và thu hút các chất độc hại và chất thải trong nước, các chất hóa học xung quanh vào bên trong. Nếu ăn phải những củ mã thầy trồng ở những vùng nước thiếu an toàn, cơ thể có thể sẽ bị nhiễm khuẩn.
Quả hồng
Theo VnExpress, hồng giòn chứa hàm lượng vitamin C cao, đáp ứng được khoảng 80% nhu cầu hàng ngày với cơ thể. Vitamin C kích thích hệ thống miễn dịch, sản xuất các tế bào bạch cầu giúp cơ thể chống lại vi khuẩn, virus, nhiễm nấm và các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài.
Trái hồng giòn, khi chưa chín hẳn có chứa hàm lượng tanin (chất làm se có vị chát) tác dụng tốt khi bị tiêu chảy, bỏng loét da, xuất huyết. Khi phối hợp với than hoạt tính và magnesium oxide còn giúp giải độc thuốc.
Tuy nhiên, trái hồng còn xanh có lượng axit tannic tập trung trong thịt quả. Khi chín, chất này đẩy ra phía vỏ quả. Nếu ăn cả vỏ, axit tannic sẽ phản ứng hóa học với protein trong thực phẩm tạo kết tủa trong dạ dày gây đầy bụng, khó tiêu, thậm chí táo bón.
Bên cạnh đó, mỗi người nên ăn hồng với liều lượng vừa phải. Khi ăn nên nhai kỹ để dễ tiêu hóa, tốt nhất nên lựa những quả chín, vị ngọt, không ăn nếu thấy quả có vị chát. Không ăn lúc bụng đói, nên dùng khoảng một giờ sau ăn.
Vỏ khoai tây
Nhiều người khi chế biến khoai tây trong các món nướng, hấp, luộc thường có thói quen để cả vỏ khoai. Nhưng việc này về lâu dài có thể gây tổn hại sức khỏe. Trong vỏ khoai tây chứa glycoalkaloids, một chất khi ăn vào sẽ tích lũy dần trong cơ thể, đến một lượng nhất định sẽ phát độc tính. Do không gây ngộ độc tức thì và không có triệu chứng rõ ràng, nên nhiều người vẫn tưởng rằng ăn vỏ khoai tây là không có vấn đề gì. Khi bị ngộ độc, người bệnh sẽ có biểu hiện da xanh xao, nhợt nhạt, sức khỏe kém.
Với những củ khoai tây đã mọc mầm hoặc có vỏ xanh còn nguy hiểm hơn thế. Khi đó, chất độc sản sinh trong khoai tây càng cao. Nếu thấy hiện tượng này thì tuyệt đối không nên ăn cả thịt và vỏ.