Đã bao giờ bạn tò mò không biết con trai có kinh nguyệt không, bởi nếu con gái có chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng thì con trai chắc cũng phải có thứ gì đó đúng không. Hãy tìm hiểu thông tin về chuyện "kinh nguyệt" của con trai sau đây để tự thỏa mãn trí tò mò nhé!
Đã có nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh con trai cũng có ngày “đèn đỏ”, các nhà khoa học đã kết luận: "Nam giới cũng có chu kỳ hormone y như phụ nữ". Khi đến ngày, đàn ông cũng có những trải nghiệm tiền kinh nguyệt bao gồm: bị chuột rút, thèm ăn, có người thậm chí còn thấy đau bụng. Thật bật ngờ phải không nào? Vậy thời điểm đó là khi nào? Hãy cùng khám phá ở ngay bài viết dưới đây nhé!
Ngày “đèn đỏ” của con trai là gì?
Các nhà nghiên cứu cho biết, từ trước đến giờ chúng ta vẫn nghĩ đàn ông không có ngày “đèn đỏ”. Nhưng trên thực tế, hàng tháng cánh mày râu cũng phải trải qua thời kì “kinh nguyệt” giống như các chị em. Nếu chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ là do nội tiết tố thì chu kỳ ở nam giới là do một số chu kỳ của hormone gây nên. Khi đến chu kỳ testosterone sẽ giảm, làm ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ ham muốn tình dục và độ nhạy cảm của các quý ông.
Sự suy giảm testosterone này sẽ khiến cho nam giới vào những ngày này thường trở nên yếu đuối hơn, thậm chí có nhiều biểu hiện khác lạ như vui buồn thất thường, dễ cáu gắt. Bởi sự tăng giảm testosterone ảnh hưởng gần như trực tiếp đến tính khí của phái mạnh.
Không giống như phụ nữ, các quý ông rất khó dự đoán chính xác được ngày nào trong tháng là ngày “đèn đỏ” của mình. Chu kỳ thường không đều có thể ập đến vào bất cứ thời điểm nào trong tháng. Bởi trên thực tế, testosterone của nam giới thay đổi 4 lần trong ngày, nhưng sẽ có một thời điểm trong tháng mức hormone bị tụt thảm hại. Cơ chế tăng giảm như thế nào các nhà khoa học vẫn chưa rõ, ngày “đèn đỏ” của nam giới không tuân theo bất kỳ mô hình sinh lý nào, không xảy ra thường xuyên, đều đặn như chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ.
Chính vì vậy, khi thấy người đàn ông của mình có những biểu hiện khác thường, không cười nói vui vẻ như mọi ngày, thậm chí còn trở nên khó chịu khi được âu yếm… thì các chị em hãy hiểu cho họ. Có thể là họ đang ở trong những ngày “đèn đỏ”.
Các yếu tố ảnh hưởng đến ngày “đèn đỏ” của con trai
Thông thường, mức testosterone của một người đàn ông bắt đầu giảm sớm nhất là 30 tuổi, việc này ảnh hưởng nhiều đến tâm lý và hoạt động xã hội của họ. Các yếu tố ảnh hưởng dẫn đến việc suy giảm testosterone như tuổi tác, thay đổi giờ giấc sinh hoạt, thiếu ngủ, rối loạn ăn uống. Chính vì thế, ở đàn ông trung niên, dấu hiệu nhận biết tiền kinh nguyệt dễ dàng hơn.
Có nhiều nghiên cứu cũng chứng minh được rằng, các kích thích tố nam biến đổi theo chu kỳ của mặt trăng. Điển hình vào những năm 1950, Allan Erslev - một nhà khoa học người Đan Mạch đã nghiên cứu các mẫu nước tiểu ở nam giới và nhận thấy rằng mức độ hormone tăng giảm theo chu kỳ 30 ngày. Thậm chí có nhiều nghiên cứu khoa học cho rằng, đàn ông trải nghiệm tiền kinh nguyệt (PMS) còn khủng khiếp hơn phụ nữ. Theo đó, một thống kê cho thấy các triệu chứng phổ biến nhất của “chu kỳ kinh nguyệt” ở nam giới bao gồm: dễ cáu gắt (56%), mệt mỏi hơn bình thường (51%), tăng cảm giác thèm ăn (47%), luôn thấy đói (43%), nhạy cảm (43%), đầy hơi (15%). Ngoài ra còn có 12% nam giới còn thú nhận rằng họ nhạy cảm hơn về số cân nặng và 5% cảm thấy như bị đau bụng kinh. Tuy nhiên, đàn ông và phụ nữ có ngưỡng đau khác nhau nên khả năng chịu đựng cũng khác nhau.
Qua đó, chúng ta có thể thấy được tâm sinh lý của đàn ông cũng có nhiều điểm tương đồng với phụ nữ. Vì thế, nếu chàng có những giây phút yếu mềm hơn cả phụ nữ thì đừng vội chê bai, hãy quan tâm đến chàng nhiều hơn nhé.
Cách kiểm soát ngày đèn đỏ của đàn ông
Để kiểm soát ngày đèn đỏ của đàn ông, biện pháp là nên duy trì hormone testosterone ở mức độ ổn định với các phương pháp như:
- Tập luyện thể dục đều đặn
- Nghỉ ngơi, ngủ đúng giờ giấc
- Hạn chế căng thẳng, tránh ôm đồm công việc
- Ăn thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin D
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng bao gồm protein, chất béo tốt và carbohydrate
Nếu ngày đèn đỏ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, sinh hoạt hàng ngày, bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra. Trong trường hợp nguyên nhân là do thiếu testosterone, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng liệu pháp thay thế testosterone.
Tóm lại, ngày "đèn đỏ" của đàn ông không gây ra quá nhiều sự thay đổi như phụ nữ, nhưng có thể là dấu hiệu cảnh báo sự suy giảm hormone testosterone. Vì thế, các quý ông hãy biết duy trì lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống nghỉ ngơi đầy đủ để giúp hormone này luôn được kiểm soát ở mức ổn định nhé! Còn các chị em phụ nữ thì hãy biết thông cảm hơn, chu đáo hơn vào những ngày này, để giúp các quý ông của chúng ta dễ chịu hơn trong ngày "đèn đỏ" bất đắc dĩ này nhé!