Bột sắn dây thường được sử dụng như một loại nước uống giải nhiệt trong mùa hè nóng bức. Ngoài ra, sắn dây còn đem lại rất nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe con người nhưng nhiều người vẫn không biết cách sử dụng tốt nhất.
- Việt Nam có loại củ trường thọ giúp chống ung thư và bệnh tim mạch, tốt cho đủ bộ phận trên cơ thể
- Khám phá kiểu ăn cá người Nhật yêu thích giúp giảm nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân một cách đáng kể
Theo y học cổ truyền, sắn dây vị ngọt, tính mát, có công dụng giải nhiệt, chữa đau cổ gáy, đau đầu, sởi, sốt cao khát nước, đái tháo đường, tiêu chảy, kiết lỵ... Ngoài ra, trong thành phần của bột sắn dây chứa chất chống oxy hóa như Flavonoid và các acid amin, hỗ trợ quá trình lưu thông của máu, ngăn ngừa lão hóa,... Hầu hết bộ phận của cây sắn dây đều được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Bộ phận dùng tốt nhất là rễ (hoặc củ sắn dây).
Uống bột sắn dây sống hay chín tốt hơn?
Thực tế, việc uống bột sắn dây sống hay chín cũng tùy thuộc vào từng thể trạng người dùng. Khi dùng bột sắn sống, hàm lượng dinh dưỡng bên trong vẫn được giữ nguyên, các chất được bảo tồn nguyên vẹn.
Tuy nhiên, sử dụng sắn dây sống lại không tốt đối với trẻ em, phụ nữ đang mang thai, người có thể trạng lạnh. Nếu sử dụng sẽ dẫn đến tiêu chảy, bởi vì bản chất của sắn dây có tính hàn.
Hơn nữa, hầu hết những loại bột sắn dây được bày bán trên thị trường thì đều được chế biến thủ công, không qua khử trùng hay chứng nhận về an toàn vệ sinh. Vì thế, rất dễ lẫn các bụi bẩn và tạp chất.
Sử dụng bột sắn dây chín sẽ khiến cho các mầm bệnh ảnh hưởng đến tiêu hóa bị tiêu diệt. Việc pha chế sắn dây với nhiệt độ cao giúp thành phần tinh bột trong bột sắn phân cắt nhỏ ra thành các đoạn ngắn hơn. Từ đó, lượng sắn uống vào dễ hấp thụ qua thành ruột đi vào máu, tránh cảm giác đầy hơi, chướng bụng trong dạ dày. Vì vậy, để phòng nguy cơ đau bụng, tiêu chảy, tốt nhất nên pha bột sắn với nước sôi để làm chín bột sắn, không nên pha với nước nguội.
Điều này không có nghĩa là phải dùng ngay khi còn nóng. Thay vào đó, bột sắn sau pha với nước đun sôi xong có thể để nguội hay thêm ít nước đá, với chè sắn dây cất giữ trong ngăn mát tủ lạnh một khoảng thời gian trước khi thưởng thức vẫn sẽ giữ được nguyên vị thanh mát vốn có của sắn dây mà vẫn nhẹ nhàng cho đường ruột.
Thời điểm dùng bột sắn tốt nhất
Mặc dù, bột sắn dây tuy mang lại nhiều lợi ích đối với sức khoẻ nhưng sử dụng sai thời điểm thì cũng giảm hiệu quả. Vì vậy thời điểm uống cũng rất quan trọng không kém gì đối với chất lượng của thuốc hay thực phẩm.
Không nên uống nước sắn dây vào buổi sáng khi cơ thể mới thức dậy. Khi đó, tình trạng của dạ dày đang trống rỗng, rất dễ hấp thụ tính hàn của sắn dây. Vì vậy sử dụng sắn dây vào buổi sáng lâu dài sẽ không tốt cho sức khỏe.
Ngoài ra, các chuyên gia khuyên không nên uống bột sắn dây trước khi đi ngủ. Lý do, uống sắn dây vào thời điểm này sẽ gây ảnh hưởng xấu cho hệ tiêu hóa, đồng thời có tác động không tốt đến giấc ngủ của bạn.
Thời điểm hấp thu của dinh dưỡng tốt nhất là buổi trưa và buổi tối. Vì buổi trưa khi nhiệt độ cơ thể tăng lên thì cơ thể sẽ dễ dàng hấp thu các loại nước giải nhiệt tốt hơn và buổi tối khi sau một ngày làm việc cơ thể mệt mỏi thì dùng một cốc nước giải khát cũng khiến cho cơ thể, tinh thần trở nên sáng khoái hơn.
Vì vậy nên uống nước sắn dây vào thời điểm sau khi ăn trưa hoặc sau khi ăn tối từ 30 hoặc 60 phút sẽ giúp cho cơ thể giải nhiệt, giúp cho tinh thần sảng khoái hơn và làm mát gan rất hiệu quả.
Không nên uống quá một ly bột sắn dây mỗi ngày. Khi uống dùng muỗng khuấy thật đều để bột chín đều, không bị vón cục. Thêm một chút đường để dễ uống hoặc nước cốt chanh vào bột sắn dây giúp giảm cân, pha với rau má để dễ uống hơn.
Sắn dây tuy là một loại thực phẩm bổ dưỡng rất tốt cho cơ thể nhưng không phải ai cũng sử dụng được. Những người có thể chất hoặc bệnh lý về tiêu hóa, người có thể chất nóng ẩm, bệnh nhân đái tháo đường, trẻ em, phụ nữ trong thời gian thai kỳ thì không nên dùng.
Tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn trước khi sử dụng sắn dây nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe.