Tầm bóp là loại quả mọc dại ở làng quê Việt Nam, từ cây cho tới quả của nó đều có những công dụng cực kì hữu hiệu cho sức khỏe và là nguyên liệu thường thấy trong các bài thuốc Đông y.
- Bộ phận rẻ như bèo trên con lợn nhưng được ví như 'máy bơm collagen' giúp trẻ mãi không già, tăng cường sinh lý nhưng chuyên gia khuyên không nên ăn nhiều vì điều này
- Vào hè nắng nóng, tìm mua ngay những loại quả này để thanh nhiệt lại tốt cho sức khỏe
Quả tầm bóp (còn được gọi là quả tầm xoài) là một loại quả có nguồn gốc từ Đông Nam Á, nhưng đã được trồng ở nhiều nơi trên thế giới. Quả tầm bóp có hình dáng giống như xoài, nhưng nhỏ hơn và có màu vàng tươi. Vỏ quả mỏng và dễ bóc, trong quả có một hạt lớn giống như hạt mít. Thịt quả tầm bóp mềm mại, có hương vị ngọt và chua thanh, cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Quả tầm bóp thường được sử dụng trong ẩm thực và là nguyên liệu chính cho nhiều món ăn và đồ uống truyền thống.
Quả tầm bóp có công dụng gì?
Tất cả các bộ phận của cây đều có thể dùng được, bao gồm rễ, thân, lá, quả. Quả tầm bóp có tính bình, vị chua nhẹ.
Quả của cây tầm bóp có thành phần chính là chất xơ, chất béo, protein, đường, Vitamin C, các khoáng chất (lưu huỳnh, sắt, kẽm, magie, canxi, photpho, clo, natri,..). Trong thân cây chứa các Physalin A-D, Physagulin A-G, các alkaloid. Tầm bóp vị đắng, mát, quả chua nhẹ, có thể dùng để làm rau ăn. Trong đông y, các bộ phận của tầm bóp như thân, quả, lá, rễ đều có thể dùng làm thuốc. Cây tầm bóp có thể dùng tươi hoặc phơi khô đều được.
Ăn quả tầm bóp giúp bổ sung vitamin C ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh Scorbut. Căn bệnh này có biểu hiện chính là chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da hoặc lâu lành tổn thương.
Các bài thuốc có nguyên liệu quả tầm bóp
Cách chữa viêm họng, ho khan hoặc có đờm từ quả tầm bóp
Cách làm: Chuẩn bị 50g cây tầm bóp tươi. Nếu dùng khô thì lấy 15g. Đem cây tầm bóp đi rửa sạch, sắc với 500ml chia uống nhiều lần trong ngày. Bạn nên kiên trì dùng thuốc liên tiếp trong ít nhất 3 đến 5 ngày để có được kết quả mong muốn.
Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Cách làm: Chuẩn bị 20-30g rễ tầm bóp tươi, 1 quả tim lợn, chu sa. Đem các nguyên liệu trên đi rửa sạch, cắt nhỏ rồi nấu chung với nhau trong khoảng 20 phút. Gạt lấy nước uống mỗi ngày một lần. Mỗi liệu trình dùng thuốc cần uống liên tục trong 5-7 ngày.
Điều trị tay chân miệng, nổi ban đỏ ngoài da, bệnh thủy đậu
Cách làm: Dùng 50-100g tầm bóp tươi (tương đương 15–30g cây khô. Đem sắc thuốc lấy nước đặc uống cho đến khi bệnh khỏi hẳn).
Trị mụn nhọt
Cách làm: Dùng cây tầm bóp tươi đem giã rồi vắt lấy nước để uống hằng ngày, bã cây đắp nơi bệnh.
Hoặc: Dùng 40–80g tầm bóp tươi đem giã nát vắt lấy nước uống còn bã đắp ngoài. Có thể nấu nước cây tầm bóp để rửa hằng ngày.
Những lưu ý khi sử dụng quả tầm bóp
Cây tầm bóp là cây dược liệu lành tính. Tuy nhiên, việc sử dụng tầm bóp làm thuốc cũng cần phải thận trọng. Liều dùng và cách dùng phải theo chỉ định của bác sĩ hay những người từng có kinh nghiệm. Dùng tầm bóp để hỗ trợ điều trị các bệnh thông thường, tránh việc lạm dụng gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Vì thế, việc sử dụng tầm bóp làm thuốc cần lưu ý những điều sau đây:
Tránh sử dụng tầm bóp cho những người cơ địa dị ứng với loại cây này hoặc dị ứng thảo mộc nói chung. Sau khi sử dụng thuốc từ tầm bóp, nếu có những biểu hiện như buồn nôn, khó thở, tức ngực, nổi mẩn ngứa... cần dừng lại ngay.
Không dùng cây tầm bóp cho người đang cho con bú, phụ nữ có thai. Cần phải hết sức thận trọng khi dùng tầm bóp kết hợp với điều trị bệnh bằng tây y. Bởi tầm bóp có thể tác dụng với các thành phần trong thuốc hoặc làm giảm tác dụng của thuốc tây.
Tránh nhầm lẫn cây tầm bóp với cây lu lu đực, một loại cây gần giống nhau nhưng lại có độc tính, chứ không có tác dụng chữa bệnh. Với những thông tin trên có thể thấy cây và quả tầm bóp là một loại dược liệu tự nhiên, có nhiều công dụng trong hỗ trợ điều trị bệnh. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào khi sử dụng loại cây này cũng mang đến tác dụng như mong muốn. Nếu bạn muốn sử dụng cây và quả tầm bóp để hỗ trợ chữa bệnh gì thì cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia trước khi sử dụng.