Ngộ độc thực phẩm ngày Tết không chỉ làm tổn hại sức khỏe người bệnh mà còn làm hỏng không khí vui xuân của cả nhà.
- 1 loại rau có thể hạ đường huyết chỉ sau vài phút, giúp chống ung thư hiệu quả: Rất sẵn ở chợ Việt
- Bóc quả trứng luộc thấy có viền xanh xung quanh lòng đỏ, nên ăn tiếp hay bỏ đi?
Ngày Tết các bà nội trợ thường có xu hướng mua sắm nhiều thực phẩm phục vụ Tết nhưng nếu bảo quản thực phẩm không đúng cách hay mua phải những thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm có chứa chất độc hại có thể khiến bạn bị ngộ độc thực phẩm.
Ngộ độc thực phẩm ngày Tết không chỉ làm tổn hại sức khỏe người bệnh mà còn làm hỏng không khí vui xuân của cả nhà.
Dấu hiệu ngộ độc thực phẩm:
- Buồn nôn và nôn
- Đau bụng và tiêu chảy
- Một số triệu chứng khác:chóng mặt, đầu óc quay cuồng, sốt…
Cách xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm trong ngày Tết
- Sơ cứu cơ bản: Để người bệnh nghỉ ngơi, uống nhiều nước, dùng một số cách để bệnh nhân nôn được.
- Đưa bệnh nhân đến bệnh viện: Những trường hợp bệnh nhân có những triệu chứng bất thường cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đi cấp cứu tại các cơ sở y tế.
Đề phòng ngộ độc thực phẩm trong ngày Tết
- Chọn thực phẩm còn tươi sống
- Chế biến và bảo quản thực phẩm đúng cách
- Giữ gìn vệ sinh
Theo Bệnh viện Đa khoa Hà Nội
Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm vào ngày Tết
Nguyên tắc chung để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm cũng như các biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần chọn lựa thực phẩm an toàn. Đồng thời bảo quản thực phẩm đúng cách và đảm bảo giữ vệ sinh trong khi chế biến, ăn uống hợp vệ sinh theo nguyên tắc ăn chín uống sôi.
Lựa chọn thực phẩm: Cần chọn những thực phẩm an toàn về nguồn gốc xuất xứ phải rõ ràng, còn hạn sử dụng, kiểm tra thực phẩm không ôi thiu, kém/biến đổi chất lượng. Không chọn những thực phẩm có dấu hiệu bất thường hoặc thực phẩm chứa độc như các loại nấm lạ, khoai tây mọc mầm, cá nóc,...
Bảo quản thực phẩm: Cần bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh ở nhiệt độ phù hợp và trong thời gian cho phép. Không nên để thức ăn ở ngoài quá hai giờ; trong trường hợp thời tiết nóng thì không nên để quá một giờ đồng hồ vì có thể gây ôi thiu, hư hỏng.
Chế biến thức ăn: Cần rửa tay trước khi tiếp xúc, trong và sau khi chế biến thực phẩm nhằm ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn qua đường ăn uống. Lưu ý phải làm sạch các nguyên vật liệu trước khi chế biến. Bên cạnh đó không quên vệ sinh sạch sẽ dụng cụ ăn uống, nấu nướng bằng xà phòng, nên rửa bằng nước ấm.
Đảm bảo nguyên tắc "ăn chín uống sôi": Tuân thủ nguyên tắc ăn chín uống sôi, chỉ nên ăn ở những nơi đảm bảo vệ sinh, tránh những nơi ẩm thấp, bụi bẩn…