Được biết đến là loại rau rẻ lại có nhiều tác dụng trong việc phòng và trị bệnh, tuy nhiên, một số nhóm người lại không phù hợp khi ăn rau lang và bạn cần lưu ý.
- ‘3 không - 3 nên’ phụ nữ U40 cần nhớ để lão hóa ngừng tìm đến: da dẻ hồng hào, cơ thể săn chắc, tóc đẹp như suối mơ
- 3 thói quen uống cà phê khiến bạn lão hóa nhanh chóng mặt, cực hại cho sức khỏe mà bạn không biết
Thành phần dinh dưỡng trong rau lang
Trong rau lang có chứa nhiều dinh dưỡng được biết đến với tác dụng chống ung thư cao. Hàm lượng canxi, sắt, photpho carotene, vitamin C, B1, B2, niacin và các nguyên tố vi lượng khác của rau lang được xếp đầu trong các loại rau.
Nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy chiết xuất từ lá khoai lang với công dụng chống khối u ruột kết, vú, tiền liệt tuyến, đại trực tràng và phổi. Đó là nhờ polyphenol và anthocyanin giúp điều chỉnh chu kỳ tế bào, cảm ứng gây tiêu diệt tế bào, giảm tăng sinh thành mạch.
Rau khoai lang còn được biết đến các tác dụng chẳng khác ‘nhân sâm’. Một nghiên cứu cho thấy, lá khoai lang có hợp chất chống tiểu đường, làm giảm đáng kể hàm lượng đường huyết. Rau lang còn tốt cho người bệnh tiểu đường bởi nó chứa nhiều chất xơ hòa tan có thể giúp làm chậm hấp thu đường trong máu, từ đó giúp giảm nguy cơ tăng đường huyết sau ăn. Loại rau này cũng giúp khỏe da, sáng mắt, chữa viêm khớp, thấp khớp hiệu quả.
Lưu ý khi ăn rau lang tránh đại kỵ
Người bị thận
Những người mắc bệnh thận tuyệt đối không nên ăn khoai lang vì trong khoai chứa nhiều chất xơ, kali, vitamin A…, khi thận yếu chức năng loại bỏ lượng kali dư thừa bị hạn chế, sẽ gây ra những tác hại nguy hiểm như rối loạn nhịp tim, yếu tim.
Người đang đói
Rau lang vốn có tính hàn, khi ăn lúc đói khiến đường huyết đang thấp trở nên thấp thêm. Từ đó gây ra mệt mỏi, thậm chí có thể dẫn tới hiện tượng ngất xỉu nếu đường huyết xuống thấp quá.
Ngược lại, tránh ăn quá nhiều. Nếu bị đầy bụng, bạn có thể pha nước gừng để uống. Quan trọng là bạn cần lưu ý không ăn khoai lang khi đói.
Ăn chung với trứng
Đây là điều sai lầm khi kết hợp mà bạn cần lưu ý. Trứng là thực phẩm giàu protein, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nó lại nằm trong danh sách thực phẩm ‘kị’ khoai lang. Bởi, sự kết hợp giữa cholesterol trong trứng và tanin trong rau khoai lang có thể khiến bạn bị đau bụng.
Không ăn sống
Không như một số loại rau khác, rau lang không được ăn sống mà phải nấu chín. Bởi, việc ăn rau lang sống có thể gây táo bón, rất hại hệ tiêu hóa.
Hơn nữa, rau lang sống có vị khá khó ăn. Một số bệnh có thể phát sinh khi ăn rau hay củ khoai lang còn sống. Nếu muốn nhuận tràng thì nên ăn rau khoai lang tươi luộc chín, không nên ăn rau khoai lang còn sống vì sẽ có tác dụng ngược là chính là gây táo bón.
Bạn cần phải rửa qua nước, nếu muốn xào, bạn nên luộc qua một lần nước để loại bỏ chất chát trong khoai lang.
Những lưu ý khi ăn rau lang để khỏi 'gây độc' cho cơ thể
Rau khoai lang có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng nó chỉ thực sự phát huy tác dụng khi ăn vừa phải và kết hợp đầy đủ với các thực phẩm khác. Không ăn rau khoai lang quá nhiều và quá thường xuyên bởi loại rau này chứa nhiều canxi dễ gây sỏi thận.
Nên ăn rau khoai lang xen kẽ với các loại rau khác. Tốt nhất là nên ăn kèm với những thực phẩm có chứa đạm động vật, thực vật để giúp cân bằng thành phần dưỡng chất.
Khi luộc rau khoai lang để ăn và chữa bệnh, nếu muốn dùng nước thì nên lấy nước thứ 2 vì nước thứ nhất thường có vị chát và hăng.
Một số món ăn với khoai lang
Rau lang luộc
Rau lang luộc rất dễ làm, chỉ cần lấy phần ngọn và lá non của rau lang, rửa sạch sau đó luộc chín. Có thể chấm cùng với nước mắm, nước tương hay chao đều rất hấp dẫn.
Rau lang xào tỏi
Món ăn quen thuộc nhất có lẽ phải kể đến rau lang xào tỏi, với hương vị thơm ngon của rau lang, bùi bùi của tỏi, được xào vừa ăn chắc chắn đây là món ăn được xuất hiện trong nhiều gia đình.
Canh rau lang nấu tôm
Rau lang rửa sạch, tôm làm sạch rồi cho vào đảo sơ cho chín rồi cho nước vào nấu sôi. Tiếp tục cho rau lang vào và nêm nếm lại vừa ăn. Khi canh sôi cần nhanh chóng bắc nồi xuống để tránh rau bị nồng.