Theo ghi chép của y học cổ truyền, vỏ là bộ phận quý giá của quả bí đao. Thực tế tác dụng chữa bệnh của vỏ bí đao còn tốt hơn cả phần ruột.
- Thứ ở Việt Nam giá rẻ bèo, sang Hàn Quốc, Nhật Bản có giá cao: Được tôn thành "nhân sâm" chữa bách bệnh, dùng để sống thọ
- Loại hải sản thơm ngon, chắc thịt có chứa "chất tẩy" ung thư, tốt cho tim mạch: Chợ Việt có đủ loại từ nhỏ tới lớn
Có thể nhiều người không biết rằng ngoài công dụng như một loại rau củ cho bữa ăn hàng ngày, bí đao còn là một loại thuốc trong Đông y, có công dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm ẩm.
Theo ghi chép của y học cổ truyền, vỏ là bộ phận quý giá bậc nhất của quả bí đao. Khi ăn bí đao, om, hấp hoặc nấu canh, chúng ta luôn có thói quen gọt vỏ. Thực tế tác dụng chữa bệnh của vỏ bí đao còn tốt hơn cả phần ruột. Vỏ bí đao có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc, giảm sưng tấy, thường được dùng để điều trị phù thũng, tiểu khó, tiêu chảy...
Nếu biết tận dụng, vỏ bí đao sẽ đem đến những lợi ích nào?
1. Vỏ bí đao có thể làm giảm độ ẩm và sưng tấy
Lợi tiểu, tiêu sưng là tác dụng chính của vỏ bí đao, theo y học cổ truyền Trung Quốc. Bạn có thể đun sôi vỏ bí đao cùng vỏ gừng rồi thưởng thức để cải thiện tình trạng này.
Nếu cơ thể bị phù nề do thiếu khí huyết, bạn có thể đun vỏ bí đao, đậu đỏ, đường nâu... rồi sử dụng, các triệu chứng sẽ giảm đi rõ rệt.
2. Vỏ bí đao có thể thanh nhiệt, giải độc
Vỏ bí đao có thể dùng chữa các bệnh thông thường như khô miệng do nóng và nước tiểu màu sẫm. Bạn có thể dùng vỏ bí đao, vỏ dưa hấu đun sôi trong nước, sau đó sử dụng, tác dụng rất tốt.
3. Vỏ bí đao có thể giảm ho, hen suyễn
Chưng vỏ bí đao cùng mật ong là một cách giúp bạn giảm ho, hen suyễn. Sau một thời gian sử dụng, các triệu chứng ho sẽ cải thiện nhanh chóng. Ngoài ra, cách này còn có tác dụng chữa bệnh mày đay rất tốt.
4. Làm đẹp da
Bạn có thể dùng bí đao nguyên vỏ mang đi ép thành nước, sau đó trộn cùng nước ép dưa chuột, một chút mật ong... rồi mang đi đắp lên mặt. Sau khoảng 30 phút rửa lại bằng nước sạch. Tuần làm 2-3 lần sẽ giúp da sáng mịn, mướt mát.
5. Mát gan, giải độc
Bí đao 1kg mua về rửa sạch, cắt thành các miếng nhỏ, bỏ ruột và hạt. Lá dứa 10 cái, rửa sạch, buộc thành bó. Cho bí đao, thục địa, lá dứa và đường phèn vào nồi cùng nước lọc. Đậy nắp nấu cho sôi, đun khoảng 30 phút (tính từ thời gian sôi), đủ cho bí đao và thục địa mềm, tiết ra hết chất thì tắt bếp. Vớt hết phần cái đi, đợi nước trà bí đao nguội thì lọc nước một lần, cho vào chai thủy tinh, bảo quản trong ngăn mát.
Chị em thường xuyên dùng trà bí đao sẽ có một làn da khỏe mạnh, sáng đẹp và một vóc dáng cân đối. Đồng thời đem lại hiệu quả mát gan, giải độc.
Lưu ý
- Trong bí đao có tính xà phòng với nồng độ cao. Do đó, việc uống nước ép bí đao sống không tốt cho cơ thể. Bạn có thể dùng nước ép bí đao để đắp mặt nạ nhưng không nên uống.
- Vỏ bí đao trước khi dùng nên rửa sạch. Nên mua bí đao ở những địa chỉ uy tín để tránh việc vỏ bí đao có chứa thuốc trừ sâu.
- Bí đao có tính mát nên đối với những người có cơ địa lạnh thì nên dùng liều lượng nhỏ, ít một, rồi tăng dần để cơ thể dễ thích nghi.
- Những trường hợp tì vị hư hàn, hay bị chướng bụng, tiêu chảy không nên dùng nhiều nước bí đao.
- Các loại nước ép bí đao chế biến sẵn thường chứa nhiều đường (làm gia tăng năng lượng), khi uống nhiều sẽ nạp một lượng năng lượng đáng kể vào cơ thể nên sẽ khó giảm cân.
- Người bị huyết áp thấp không nên giảm cân bằng cách ăn bí đao luộc, uống nước bí đao vì loại quả này rất ít calo, sẽ làm hạ huyết áp. Hãy coi bí đao như một loại rau, một loại thức uống phụ sau mỗi bữa cơm.