Bạn thường thấy các trang web làm đẹp hướng dẫn dùng dầu dừa ủ tóc trong các công thức chăm sóc tóc của họ. Vậy thực tế dầu dừa có tác dụng gì cho tóc?.
- Bật mí cách trị thâm môi bằng dầu dừa đơn giản tại nhà
- Dầu dừa có tác dụng gì cho da mặt? Các cách dưỡng da bằng dầu dừa
Dầu dừa là một thành phần xuất hiện trong hầu hết các công thức chăm sóc tóc bằng thành phần tự nhiên. Thậm chí gần đây, nó được các beauty blogger nhắc đến nhiều lần. Việc sử dụng dầu dừa chăm sóc tóc đã trở thành một trend cho các cô gái. Vậy dầu dừa có tác dụng gì cho tóc? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Tại sao dầu dừa lại có tác dụng chăm sóc tóc tốt hơn các loại khác?
Tại sao lại là dầu dừa mà không phải là dầu hướng dương hay dầu ô-liu? Câu trả lời là do dầu dừa có tác dụng ngăn ngừa việc mất protein trên tóc tốt nhất, từ đó giúp tóc luôn khỏe mạnh và bóng mượt.
Gần đây có một nghiên cứu đã so sánh tác dụng của việc xoa dầu dừa, dầu hướng dương và dầu khoáng lên tóc trước và sau khi gội đầu, nhằm mục đích đánh giá xem loại dầu nào tốt nhất trong việc bảo vệ mái tóc. Các nhà nghiên cứu đã đo lượng protein mất sau mỗi lần gội đầu, xử lý hóa học (nhuộm tóc, tẩy trắng, uốn tóc), tiếp xúc với tia cực tím và phát hiện ra rằng, dầu dừa có tác dụng tốt hơn so với dầu hướng dương và dầu khoáng.
Cấu trúc hóa học chính là yếu tố giúp dầu dừa có công hiệu vượt trội như vậy. Dầu dừa chủ yếu được tạo thành từ một chuỗi axit béo trung bình gọi là axit lauric có cấu trúc dài và thẳng, dễ hấp thu sâu vào thân tóc. Trong khi đó, các loại dầu khác chỉ có tác dụng bao phủ ngoài tóc, nhưng không dễ hấp thụ vào thân tóc.
Dầu dừa có tác dụng gì cho tóc?
Dưới đây là những công dụng tuyệt vời mà dầu dừa mang lại cho mái tóc của chúng ta.
Dầu dừa có thành phần chống vi khuẩn và làm mềm da. Bởi vậy, nó có tác dụng rất hiệu quả trong điều trị rụng tóc.
- Dầu dừa cũng giống như một loại dầu tự nhiên mà cơ thể tiết ra để giúp da đầu không bị khô, đồng thời bao phủ chân tóc để bảo vệ chúng khỏi bị hư hại. Dầu dừa sẽ giúp cũng cố lớp dầu tự nhiên này và giữ chân nang tóc khỏe mạnh.
- Dầu dừa có axit lauric giúp liên kết các protein trong tóc, bảo vệ chân tóc và sợi tóc, ngăn ngừa gãy rụng.
- Các chất chống oxy hóa trong dầu dừa giúp tóc tăng trưởng mạnh.
- Dầu dừa có đặc tính kháng nấm, chống vi khuẩn giúp bảo vệ chân tóc khỏi gãy rụng. Đồng thời, nó cũng cung cấp dinh dưỡng tổng thể cho tóc và da đầu của bạn.
- Dầu dừa có thể được dùng như một loại dầu xả tự nhiên giúp tóc mềm mượt, sáng bóng. Massage da đầu bằng dầu dừa giúp cải thiện lưu thông máu, đảm bảo các chất dinh dưỡng nuôi dưỡng nang tóc.
Cách sử dụng dầu dừa để chống rụng tóc
- Bước 1: Gội sạch đầu bằng dầu gội và sấy khô.
- Bước 2: Làm nóng dầu dừa trong một bát nhỏ, và bắt đầu xoa đều lên từng sợi tóc. Dùng lược chải để đảm bảo dầu thấm đều lên tóc và da đầu. Ủ tóc trong mũ tắm trong thời gian 45 phút.
- Bước 3: Gội sạch đầu bằng dầu gội một lần nữa và sấy khô tóc. Bạn có thể thực hiện ủ tóc bằng dầu dừa mỗi ngày để chống tóc gãy rụng, nhất là vào mùa khô hanh.
Cách sử dụng dầu dừa cho tóc mọc nhanh
Dầu dừa có tác dụng mọc tóc không? Câu trả lời là có. Bên cạnh việc giúp chống rụng tóc, dầu dừa còn có tác dụng giúp tóc mọc nhanh hơn thông qua việc:
- Giữ ẩm cho tóc và giảm gãy rụng
- Bảo vệ cho tóc khỏi bị mất protein và hư tổn
- Bảo vệ tóc khỏi tác hại của môi trường (nắng, khói, bụi)
Bạn có thể thực hiện ủ tóc bằng cách dưới đây để có mái tóc dài, suôn, bóng mượt:
- Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu bao gồm dầu dừa, bơ và chuối.
- Bước 2: Xay bơ và chuối thật mịn, sau đó cho dầu dừa vào trộn đều.
- Bước 3: Thoa hỗn hợp lên da đầu và tóc. Massage nhẹ nhàng trong 20 phút, sau đó gội đầu lại cho sạch.
Thực hiện ủ tóc 2 lần/tuần sẽ giúp đẩy nhanh tốc độ phát triển của tóc, cung cấp dưỡng chất giúp ngăn ngừa nguy cơ chẻ ngọn, rụng tóc.
Cách ủ tóc bằng dầu dừa không bị bết tóc
Để tránh việc ủ tóc bằng dầu dừa dẫn đến thừa dầu trên da đầu và dẫn đến tóc bị bết, khi thực hiện ủ tóc cần chú ý như sau:
- Không nên ủ tóc bằng dầu dừa hàng ngày nếu tóc không quá hư tổn, xơ rối.
- Nhớ thứ tự là ủ tóc bằng dầu dừa trước, sau đó dùng dầu gội để gội sạch.
- Có thể trộn thêm các thành phần như mật ong, bơ, chuối, dâu tây, chanh để cân bằng tính dầu trong dầu dừa.
Trộn dầu dừa với dầu gội có được không?
Nếu hàng ngày bạn không có thời gian để ủ dầu dừa như hướng dẫn ở trên, bạn có thể trộn dầu dừa vào dầu gội để rút ngắn quy trình mà vẫn có thể bảo vệ tóc hiệu quả.
- Dầu dừa khi trộn với dầu gội, đặc biệt là dầu gội trị gàu (thường có nhiều chất hóa học khiến cho da đầu bị khô, và tóc bị khô) sẽ giúp cải thiện tình trạng khô xơ của tóc và giúp cho da đầu khỏe mạnh.
- Kháng sinh tự nhiên trong dầu dừa giúp da đầu tránh khỏi ngứa ngáy. Khi kết hợp với dầu gội, chúng sẽ mang lại tác dụng kép vừa không gây bết dính da đầu, vừa giúp da đầu khô thoáng, dễ chịu, sạch gàu và hết ngứa.
Lưu ý khi dưỡng tóc bằng dầu dừa
- Nên làm ấm dầu dừa trước khi ủ tóc, như vậy sẽ giúp dầu dừa dễ thấm và hiệu quả cao hơn.
- Đối với tóc dầu không nên ủ dầu dừa quá lâu
- Sau khi ủ dầu dừa bạn nên gội 2 lần dầu gội
- Không nên sử dụng quá nhiều dầu dừa cho 1 lần ủ, bởi vì nếu quá nhiều dầu dừa như vậy sẽ gây bí da đầu gây gàu, tóc yếu và gãy rụng.
- Sau khi gội chỉ nên sấy nhẹ, và để khô tự nhiên vì nếu sấy lâu tóc sẽ khô xơ và gãy rụng.
Lưu ý khi bảo quản dầu dừa
- Sau khi sử dụng nên bảo quản dầu dừa trong lọ kín
- Bảo quản dầu dừa để nơi thoáng mát, tránh nhiệt độ cao cũng như ánh sáng mặt trời. Nên bảo quản dầu dừa ở ngăn mát tủ lạnh từ 1 - 8 độ C.
Dầu dừa có thể được coi là sản phẩm chăm sóc tóc tự nhiên một cách toàn diện. Bạn có thể tham khảo thông tin về việc dầu dừa có tác dụng gì cho tóc trong bài viết trên để tự tin chọn ra được cách chăm sóc phù hợp nhất cho mái tóc của mình.