Con giảm thính lực sau nhiều lần theo bố mẹ đi hát karaoke

Chăm sóc con 31/07/2024 09:28

Tranh thủ kì nghỉ hè dài ngày, các con được nghỉ học nên vợ chồng anh Minh (Hà Nội) liên tục sắp xếp các kì nghỉ du lịch xa gần. Đặc biệt vì gia đình có điều kiện nên cuối tuần nào anh chị cũng hẹn bạn bè tụ tập thuê các căn biệt thự gần Hà Nội để nghỉ dưỡng.

Trong những cuộc vui tụ tập của các gia đình, ngoài ăn uống thì hát karaoke cũng là một điều không thể thiếu. Những cuộc hát luôn quy tụ đầy đủ các thành viên của gia đình và kéo dài nhiều tiếng đồng hồ với công suất lớn vì thường chọn thuê nhà ở khu cách biệt.

Trong một lần bà ngoại ở quê lớn phát hiện cháu gái nhỏ 4 tuổi của mình nói to hơn bình thường rất nhiều, khi gọi thì phải gọi to cháu mới có phản ứng. Khi xem điện thoại hay ti vi, cháu đều phải mở tiếng lớn. Lúc này, bà ngoại mới giục vợ chồng anh Minh đưa con đi khám.

Sau khi khám và đo thính lực, bác sĩ cho biết bé bị giảm thính lực do ô nhiễm tiếng ồn và trực tiếp là do việc thường xuyên được bố cho vào phòng hát karaoke.

Con giảm thính lực sau nhiều lần theo bố mẹ đi hát karaoke - Ảnh 1
PGS. TS Nguyễn Thị Hoài An tư vấn cho bệnh nhân

PGS. TS Nguyễn Thị Hoài An – Nguyên trưởng khoa tai mũi họng trẻ em Bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương, Giám đốc Bệnh viện đa khoa An Việt bà gặp nhiều trường hợp bé như thế. Bố mẹ nhiều khi không để ý những việc tưởng như vô hại lại có thể làm giảm thính lực của các con.

Không chỉ hát karaoke, việc đưa con tới các nơi có tiếng ồn lớn cũng có thể ảnh hưởng tới thính lực. Không chỉ riêng trẻ nhỏ mới giảm thính lực khi tiếp xúc với tiếng ồn quá lâu mà người lớn cũng bị.

Cách đây không lâu, một nữ tiếp viên làm việc ở quán karaoke cũng tới thăm khám. Cô cho biết dù chỉ làm việc được vài tháng nhưng vì luôn ở trong phòng hát kín nên tai cô giờ đây có phần giảm thính lực. Kết quả, cô cũng bị ảnh hưởng từ tiếng ồn quá lớn.

PGS Hoài An cho biết, các cuộc nghiên cứu gần đây đã kết luận rằng, bạn có nguy cơ bị suy giảm thính giác do tiếng ồn trong phòng kín karaoke gây ra. Lý do được đưa ra là, việc hát qua micro sẽ được khuếch đại lên trên nền nhạc, tạo ra mức độ tiếng ồn lên tới 95 đề xi ben.

Khi tiếp xúc với những âm thanh của quán hát, cường độ âm thanh đã lên tới 115 đề-xi-ben. Trong khi đó mức độ chịu đựng của tai chỉ là 80 đề-xi-ben. Cường độ âm thanh này có thể gây hại rất lớn tới thính giá.

Thói quen nghe tai nghe trong thời gian dài, âm lượng lớn cũng có thể ảnh hưởng tới thính lực. Nhiều trường hợp có những biểu hiện như ù tai hay chóng mặt, nhức đầu, tức ngực, hoa mắt, mệt mỏi toàn thân… nhưng không biết bệnh gì. Đến khi đi kiểm tra tổng thể mới phát hiện đó là do chấn thương âm thanh cấp tính.

Với những thói quen như hát karaoke quá lâu với âm thanh lớn, sử dụng tai nghe quá nhiều với cường độ âm thanh cao hay làm việc trong các môi trường tiếng ồn lớn cần hết sức giữ gìn cho thính giác của mình.

Còn với trẻ nhỏ, không để cho trẻ tiếp xúc với khu vực âm thanh lớn quá lâu, thường xuyên và không cho trẻ đeo tai nghe vì khó hiệu chỉnh được âm thanh lớn hay nhỏ.

Bà nội hay bà ngoại ảnh hưởng đến cháu nhiều hơn?

Ngoài bố mẹ, trẻ còn dành rất nhiều thời gian ở cạnh ông bà nhưng nhiều trẻ chỉ thích thú khi được ở với ông bà ngoại. Tại sao lại có sự "phân biệt" này?

TIN MỚI NHẤT