Dưỡng chất này sẽ giúp trẻ phát triển trí não, tăng cường hệ miễn dịch, giảm 89% tỷ lệ viêm tai giữa, 34% số ngày bệnh và 46% nguy cơ tiêu chảy.
- Cảnh báo: Bố mẹ cho con nghịch điện thoại từ bé, nguy cơ trẻ mắc ung thư càng cao
- Muốn con dễ nuôi, phổng phao mau lớn, khi ẵm con từ viện về mẹ nhớ làm đủ 5 mẹo này
Thông tin này được bác sĩ Lê Quang Thanh, Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM) cùng các chuyên gia nhi khoa chia sẻ tại buổi trò chuyện cung cấp nhằm thông tin cho phụ huynh về các thành phần dinh dưỡng đột phá trong sữa mẹ giúp phát triển trí não và tăng cường miễn dịch cho trẻ.
89% nguy cơ viêm tai giữa của trẻ được đẩy lùi nhờ MFGM
Bác sĩ Quang Thanh cho biết, 1.000 ngày đầu đời của trẻ rất quan trọng và được coi là giai đoạn then chốt. Trong 3 năm đầu tiên, sự phát triển não bộ đã đạt đến 85%. Do đó, việc bổ sung dưỡng chất thiết yếu để trẻ phát triển một cách tối ưu là điều mà nhiều bà mẹ và các chuyên gia dinh dưỡng quan tâm.
Ngày nay, đã có nghành nghiên cứu riêng về "khoa học sữa mẹ". Để thay thế hoàn toàn sữa mẹ là điều không tưởng. Dù vậy, mỗi một ngày trôi qua, những nhà sản xuất cố gắng làm sao để sữa công thức ngày càng giống sữa mẹ nhất, bằng việc đưa vào các dưỡng chất vàng tốt cho sức khỏe của bé mà khoa học đã tìm ra.
Giáo sư Nguyễn Gia Khánh, Chủ tịch Hội Nhi khoa Việt Nam chia sẻ, nhiệm vụ của chúng ta hiện nay không chỉ là làm cho trẻ có chiều cao theo kịp chuẩn thế giới. Người ta thấy được rằng, chỉ cao về IQ chưa đủ mà còn phải có chỉ số EQ (trí tuệ cảm xúc). Một cuộc điều tra ở 6 nước Đông Nam Á cho kết quả: 90% trong 3.700 bà mẹ biết con cần phải có EQ tốt. 67% các bà mẹ tin EQ là chìa khóa vàng cho thành công của con trong tương lai.
"Với trẻ không may mắn bú được bằng sữa mẹ thì bổ sung sữa công thức có chứa những dưỡng chất như MSGM (màng cầu chất béo sữa), DHA sẽ là điều cần thiết. Gần đây người ta thấy có sự liên quan giữa những vi khuẩn đường ruột với não bộ của trẻ. MSGM nếu kết hợp DHA làm tăng tốc độ xử lý thông tin với môi trường, tốc độ dẫn truyền thần kinh tăng lên gấp 2, tăng chuyển hóa các vi khuẩn có lợi cho trẻ, giúp trẻ thông minh hơn" - Giáo sư Khánh phân tích.
Còn theo Phó Giáo sư Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng khoa Nội Tổng quát 2, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP. HCM), nhiều nghiên cứu đã chỉ rõ nếu xem trẻ bú mẹ hoàn toàn là chuẩn mực noi theo thì trẻ có bú sữa công thức bổ sung MSGM có chỉ số IQ lớn hơn 4 điểm, khả năng kiềm chế cảm xúc từ EQ tốt hơn những trẻ uống sữa công thức bình thường.
Ngoài ra, chất đạm trên MFGM cũng có tính chất kháng khuẩn: "MFGM là một thành phần giàu chất dinh dưỡng được tìm thấy trong sữa tự nhiên. Nghiên cứu cho thấy, cấu tạo MFGM gồm phức hợp trên 150 chất béo và protein của MFGM tác động tích cực cho sự phát triển trí não của trẻ.
Các nghiên cứu khoa học cho thấy sự kết hợp giữa MFGM và DHA hỗ trợ gia tăng kết nối não bộ gấp 2 lần, giúp trẻ thông minh theo chuẩn hiện đại. Trẻ thêm tự tin, hòa nhập với môi trường xung quanh và hiểu, sẻ chia cảm xúc với mọi người xung quanh.
Ngoài ra, MFGM còn hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường khả năng chống lại bệnh tật của cơ thể bé. Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy, bổ sung MFGM vào dinh dưỡng cho nhóm trẻ nhũ nhi đã làm giảm 89% tỷ lệ viêm tai giữa; giảm 34% số ngày bệnh và giảm 46% nguy cơ tiêu chảy" - Phó Giáo sư Nguyễn Anh Tuấn phân tích.
Uống sữa công thức có khiến trẻ béo phì, dậy thì sớm?
Giáo sư Geoff Cleghorn, Giám đốc Viện Nghiên cứu Dinh dưỡng Nhi khoa Mead Johnson (Châu Á Thái Bình Dương) cho biết thêm, hiện nay nhiều bậc phụ huynh vẫn còn giữ quan điểm trẻ mới sinh phải "sổ sữa". Đây là quan niệm sai lầm, bởi việc thừa cân nhiều rất không tốt với bé. Ngày càng nhiều chứng cứ cho thấy trẻ bị béo phì 2-3 năm đầu đời thì khi đến tuổi dậy thì dễ bị mắc các bệnh lý liên quan đến chuyển hóa như đái tháo đường, tim mạch...
Trước thông tin cho rằng nếu lạm dụng sữa công thức có thể dẫn đến béo phì hay thay đổi hormone làm trẻ nhỏ có nguy cơ dậy thì sớm, Phó Giáo sư Nguyễn Anh Tuấn cho rằng trong giai đoạn đầu đời (2 năm đầu), nếu phụ huynh cho trẻ ăn thức ăn chứa quá nhiều năng lượng thì sẽ làm bé tăng cân nhanh.
Hậu quả trước mắt là bé thừa cân, béo phì. Còn khi bé trưởng thành các bệnh lý như đái tháo đường, cao huyết áp, tăng mỡ trong máu, nhồi máu cơ tim... sẽ có tỉ lệ mắc cao hơn người thường. Nhân viên y tế phải hướng dẫn các bà mẹ theo dõi biểu đồ tăng trưởng để nuôi trẻ cho phù hợp.
"Những thông tin về việc trẻ bị dậy thì sớm khi uống sữa công thức hiện chỉ nằm ở mức bàn cãi, chưa thể đưa ra kết luận. Nếu là có hại, chúng tôi sẵn sàng khuyến cáo đến cộng đồng" - bác sĩ Tuấn khẳng định.
Có nhiều tác nhân khiến trẻ dậy thì sớm như: di truyển, tác nhân môi trường, bức xạ, thực phẩm chứa chất bảo quản và hormone tăng trưởng, thực phẩm chứa hàm lượng muối cao, có chiết xuất từ đậu nành...
Do đó, bác sĩ khuyên cha mẹ nên chú ý bổ sung dinh dưỡng phù hợp cho trẻ, nhất là trong giai đoạn đầu đời. Ngoài việc đảm bảo sức khỏe, trẻ còn phải được chăm sóc để phát triển trí tuệ, tự tin và biết sẻ chia cảm xúc.