Theo dân gian gian thì quá trình đón con từ viện về nhà là vô cùng quan trọng, có tác động rất lớn trong suốt quá trình phát triển của bé. Vậy nên, bước bồng bế con từ viện về nhà, bà đẻ nhớ kỹ phải nên đưa con cho ai ẵm về, nên đặt cái gì lên giường, trong phòng …
- Giấu con dâu, mẹ chồng lén đặt thứ này dưới gối khiến đứa trẻ 1 tuổi bị nguy kịch
- Cảnh báo: Mẹ Việt chăm con như thế này chẳng khác nào đang giết dần trẻ
Thứ nhất, chọn người mát tay, nhẹ vía ẵm con về
Chọn người nào mát tay, nhẹ vía, dễ ăn dễ ngủ, gia cảnh sung sướng, có học thức cao càng tốt… để bế con từ viện về nhà. Hồi em sinh là bố chồng em bế cháu về giúp. Ông ấy trước kia là thầy giáo, giờ về hưu ngồi thiền cả chục năm nay rồi, có rất nhiều người theo ổng ngồi thiền để chữa bệnh và cân bằng thần kinh đấy ạ. Có lẽ hưởng được nguồn dương khí tốt và vía nhẹ của ông nội mà con em trộm vía từ đó đến giờ được 4 tháng rồi hầu như lúc nào cũng ăn ngoan ngủ ngoan lắm ạ.
Việc chọn người bế bé về nhà như vậy vừa nghiêng về quan niệm, vừa cũng có tính khoa học hẳn hoi đó nha các mẹ. Vì người nào mát tay, nhẹ vía, thích gần gũi trẻ, có học thức cao… thường thường sẽ bế rất chắc tay, sưởi ấm trẻ trên suốt đoạn đường đi. Nếu có xảy ra sự cố thì có thể xử lý linh hoạt, chở che con an toàn tuyệt đối.
Thứ hai: Đem theo lá trầu cay
Trước khi đón bà đẻ về nhà, người thân nhất định đừng quên chuẩn bị một ít lá trầu cay bởi 2 lợi ích sau:
– Tốt cho sức khỏe của mẹ và con: Sức khỏe của bà đẻ vốn rất yếu nhưng hơi cay của lá trầu có thể giúp làm ấm cơ thể cho mẹ. Thêm nữa, hơi cay cay của lá trầu có thể sát trùng, hạn chế được vi khuẩn tấn công bé và mẹ, giúp cả 2 mẹ con dễ chịu và thoải mái hơn.
– Để con ngủ ngoan, ít quấy: Ở bệnh viện, mẹ nhớ lén nhét mấy lá trầu vào người để không ai thấy. Trước khi bước vào nhà, mẹ vò nát mấy lá trầu này, đợi đến khi hơi cay đã dịu, mẹ lấy tay xoa xoa lên đầu con. Cách này vừa giúp con ngủ ngoan lại giúp bé ít quấy, ít bệnh vặt.
Thứ ba: Treo một chùm tỏi ở đầu giường
Theo quan niệm dân gian, tỏi có thể trừ được tà ma. Chính vì vậy nếu mang bên mình một ít tỏi có thể đuổi được tà mà để bé ngủ ngon, không quấy khóc lại ít bệnh vặt. Vậy nên, khi mẹ trở về nhà nhớ bảo người nhà treo sẵn một chùm tỏi ở đầu giường.
Thêm nữa, mẹ nên may một túi nhỏ để một vài tép tỏi trong đó để bé mang trên người. Cơ thể của bà đẻ trong giai đoạn ở cữ còn yếu, trẻ sơ sinh cũng có hệ miễn dịch kém nhưng tỏi có tác dụng làm mạnh khí huyết, giúp tăng cường sức đề kháng, chính vì vậy có tỏi ở cạnh có thể giúp 2 mẹ con hạn chế nguy cơ nhiễm virus, vi khuẩn gây bệnh.
Thứ tư: Đặt một cành dâu tằm trên đầu giường của con
Để con ngủ ngon, ít quấy, mẹ nên đặt thêm trên đầu giường của bé một cành dâu tằm. Theo các cụ, cành càng tươi càng tốt. Cành dâu tằm này có 2 lợi ích. Thứ nhất có thể xua tà khí để con ngủ ngon xuyên đêm. Thứ hai, dâu tằm có thể trị được ho, cảm, đau đầu, chứng đổ mồ hôi, sưng viêm, phát ban, lưu thông máu kém,… vì vậy rất tốt cho bé sơ sinh.
Thứ năm: Xông hơi bồ kết trị bé khóc ngặt
Nếu con có chứng khóc ngặt nửa đêm, mẹ áp dụng theo cách này đảm bảo vừa đơn giản lại hiệu quả. Mẹ dùng vài trái bồ kết cho vào một niêu than hồng để nướng. Mục đích để khói bồ kết khuyếch tán cả phòng. Hương bồ kết có vừa giúp đẩy luồng khí xấu có trong phòng vừa có tác dụng s15 bức ảnh chân thực nhất về trình tự vào ca mổ.