Với nhiều cha mẹ, khái niệm trí tuệ cảm xúc, EQ ngày càng phổ biến và nó được nhiều người quan tâm để giúp phát triển con cái hoàn thiện hơn.
- 4 cách nói có tác dụng thần kỳ nâng dậy cảm xúc và tương lai của trẻ
- Ở tuổi dậy thì: Trẻ càng tránh bố mẹ thì phụ huynh càng phải dành nhiều thời gian hơn cho con
EQ là khả năng thể hiện và quản lý cảm xúc một cách thích hợp, đồng thời giúp mỗi người biết tôn trọng cảm xúc của người khác. Trí tuệ cảm xúc là sự tập hợp các kỹ năng mà trẻ em có thể bắt đầu học ở mọi lứa tuổi. Hiện nay, nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra trí thông minh cảm xúc mang lại nhiều lợi ích cho trẻ trong suốt cuộc đời, đi theo trẻ mọi chặng của vui chơi, học tập và tương tác với xã hội. Biểu hiện của trẻ em có EQ cao thể hiện tốt hơn trong các bài kiểm tra tiêu chuẩn, điểm số có xu hướng cao hơn.
Khi có xung đột hay những điều bất như ý thì trí tuệ cảm xúc sẽ giúp trẻ quản lý và phát triển tình bạn hay các mối quan hệ sâu sắc hơn. Người lớn có EQ cao cũng đem lại cho họ các mối quan hệ trong cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp thuận lợi hơn.
Hãy tham khảo 3 cách tiêu biểu dưới đây để giúp trẻ phát triển EQ.
Cha mẹ hãy học cách nhận biết cảm xúc của trẻ
Trẻ em cần nên học cách phân loại cảm giác của chúng. Cha mẹ có thể giúp con bằng cách hướng dẫn trẻ cách đặt tên cho các trạng thái cảm xúc. Ví dụ như thấy bé khó chịu vì thua một trò chơi,cha mẹ hãy hỏi: "Có vẻ như con đang cảm thấy tức giận đúng không?"; Hay một tình huống khác, thấy bé trông có vẻ buồn vì không được ra ngoài, bạn có thể hỏi: "Con có cảm thấy thất vọng vì hôm nay chúng ta không đến thăm ông bà không?".
Bạn hãy luôn dùng các tính từ thể hiện sự tiêu cực bao gồm tức giận, khó chịu, xấu hổ, đau buồn... để mỗi khi có tình huống tương tự, liên quan xảy ra thì dùng những ý niệm này để răn dạy trẻ. Tất nhiên đừng quên các cụm từ như: vui sướng, phấn khích, hồi hộp, hy vọng...
Nói cho trẻ hiểu, việc thể hiện cảm xúc của bản thân không hề xấu
Giai đoạn trẻ ở ngưỡng tiền tiểu học, đặc biệt khi 4-5 tuổi, bé thường khó kìm chế được cảm xúc. Những cảm xúc hay biểu hiện như dễ nổi giận, hay khóc, sợ hãi, không nghe lời trẻ thường hồn nhiên bộc lộ. Cảm xúc ngoài việc tốt hay xấu, nó còn là một phản ứng sinh học. Chính vì thế cho dù là cảm xúc của trẻ ra sao, rất cần sự lắng nghe của cha mẹ và sự chia sẻ cũng như thông cảm để trẻ cảm thấy cố một điểm tựa vững vàng.
Là cha mẹ, bạn nên hiểu rằng, việc bộc lộ cảm xúc không phải là việc xấu. Hãy lắng nghe cảm xúc bằng sự ân cần sẽ mang lại hạnh phúc tuyệt vời cho đứa trẻ vì con cảm thấy được tôn trọng, công nhận. Cần kìm chế sự nóng giận, tránh quát mắng trẻ ngay khi chúng làm sai, phụ huynh hãy hiểu nguyên nhân vì sao con có hành động như thế và tìm cách giải quyết.
Hãy dạy con bình tĩnh, đối diện với cảm xúc tiêu cực
Những năm đầu đời, trẻ thường thể hiện rất nhanh sự tức giận hay buồn bực, cảm xúc này có khi rất mạnh. Đôi khi trẻ sẽ có những hành vi quá khích, ví dụ như ném đồ, đánh, cắn người khác... ĐÓ là bởi vì chúng chưa học được cách tiết chế cảm xúc của mình. Để hiểu rõ được cảm xúc mỗi giai đoạn của con, cha mẹ hãy dạy trẻ đối mặt với những cảm xúc tiêu cực đó bằng cách tích cực. Điều quan trọng đầu tiên là người lớn cần làm gương cho trẻ. Khi trẻ nhìn thấy cha mẹ tức giận, la hét, ném đồ đạc khi cáu giận, trẻ cũng sẽ học theo.
Khi có cảm xúc nóng giận, cha mẹ nên tìm 1 chỗ yên tĩnh, hít thở sâu để lấy lại bình tĩnh. Đây cũng là cách nên làm mà phụ huynh nên hướng dẫn trẻ cách đó và con thực hiện càng thường xuyên trẻ sẽ càng trở nên điềm tĩnh, biết điều hướng cảm xúc. Cũng cần hiểu rõ, việc này rất khác với sự nhịn nhục, đè nén tâm trạng.
Cha mẹ chính là tấm gương con nhìn vào
Chính vì điều này, bạn nên hành động tích cực, làm gương, đối diện với những cảm xúc, trạng thái khác nhau một cách văn minh, nề nếp. Trẻ sẽ nhìn vào đó mà học tập ở cha mẹ. Cha mẹ tích cực, thì con sẽ tích cực theo.