Nhiều phụ huynh thắc mắc vì sao khi con của mình đến tuổi dậy thì lại có xu hướng né tránh bố mẹ như vậy? Nhất là con gái sẽ tránh cha và con trai sẽ tránh mẹ.
- Sai lầm cha mẹ khiến con trai 20 tuổi mới học cách buộc dây giày
- Đọc nhật ký của bé gái khi con dậy thì, cha mẹ hãy cẩn thận vì những điều này
Bố giáo dục con trai, mẹ giáo dục con gái như sự phân công rõ ràng
Là cha mẹ từ khi mới sinh con ra, ai cũng muốn duy trì mối quan hệ thân thiết với trẻ, cùng con lớn lên, theo dõi những đổi thay ở con ngay từ tấm bé. Việc con gái có xu hướng theo cha nhiều và con trai lại bám mẹ nhiều là điều bình thường, hầu như ta đều thấy xảy ra ở nhiều gia đình.
Nhưng theo thời gian, khi các con lớn lên, dần dà chúng sẽ không còn bám cha mẹ và đòi bế, ôm, hôn như thuở nhỏ.
Một câu nói của các chuyên gia tâm lý, con gái tránh cha – con trai tránh mẹ như một sự diễn giải vì sao trẻ lại tìm tới xu hướng sống này bắt đầu từ giai đoạn tuổi dậy thì. Cha mẹ cũng nên hiểu thêm về sự khác biệt trong giới tính giữa bé trai và bé gái, từ đó giúp trẻ phát triển nhân cách cũng như giới tính độc lập hơn trong tương lai.
Khi lớn lên, bé trai sẽ đồng nhất bố với mình, còn bé gái sẽ đồng nhất mình với mẹ. Và dần dần, khiến cho bố mẹ và con cái không cùng giới tính sẽ có một khoảng cách nhất định.
Không có gì ngạc nhiên, khi những trẻ khi lớn lên, thầm cảm thấy bố hoặc mẹ không hiểu được tâm lý của trẻ, dần dần trẻ sẽ ít sự sẻ chia, suy nghĩ toàn phần với bố hoặc mẹ như khi còn rất nhỏ. Đối với các quan điểm mang tính truyền thống, thì con trai và con gái cũng cần giữ một khoảng cách với bố hoặc mẹ trong phạm vi giới tính. Ở một số gia đình, bố còn giáo dục con trai và mẹ giáo dục con gái như một sự phân công rõ ràng.
Đừng để trẻ cảm thấy cô đơn
Một khi cha mẹ đã âm thầm theo dõi, quan tâm và dạy dỗ con trong sự phân công như đã nói ở trên, thì đừng để công việc quá bận rộn nằm cho việc mình xao nhãng đối với con. Vì như thế sẽ khiến cho trẻ có tâm lý của sự cô đơn không được quan tâm. Dần dần sẽ khiến trẻ gặp những kiến thức sai lệch hoặc cách cư xử với các tình huống trong cuộc sống không hợp lý. Nguy hiểm hơn nữa, khi mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái sẽ thiếu sự gắn bó, thân thiết.
Một trong những biểu hiện của việc con tránh né bố mẹ là chúng sẽ lầm lì, ít nói chuyện hoặc sẽ chỉ tập trung để trò chuyện với bạn bè cùng trang lứa. Nhiều phụ huynh cho biết, khi vào tuổi dậy thì, trẻ thường lảng tránh ánh mắt của bố mẹ. Thậm chí khi bố mẹ thẳng thắn hỏi chuyện hoặc kêu gọi trẻ tham gia những hoạt động của gia đình trẻ thường không mấy hào hứng. Hay khi bố mẹ đang xem ti vi thì con lại bỏ đi ra chỗ khác. Hoặc khi bố mẹ gặp những biến động khó khăn trong cuộc sống, trẻ cũng thờ ơ và không hỏi han.
Nếu như cha mẹ muốn đồng hành cùng sự trưởng thành của con và không bị lúng túng thì cần phải hiểu và biết tâm tư của con mình nhiều hơn. Đừng quá áp đặt hoặc không cho con làm những điều mình thích. Ở tuổi dậy thì, trẻ sẽ rất dễ sinh ra khó chịu và gây nên những xung đột đối với bố mẹ. Theo rất nhiều chuyên gia có cùng chung một đáp án là cha mẹ có con, ở tuổi này thì bản thân mình phải dành thời gian cho con nhiều hơn.
Làm thế nào để trẻ hiểu rằng, cho dù con lớn khôn thì con vẫn là con của bố mẹ? Và việc chúng ta luôn đồng hành cùng nhau trong suốt cuộc đời là điều phải làm đương nhiên. Con gái không cần phải quá xa cách với bố cũng như con trai không cần phải xa lạ với mẹ. Để có thể làm được như vậy, bố mẹ hãy dành thời gian để chia sẻ với con về cuộc sống, công việc và tâm tư của mình. Cách này cũng giúp bình thường hóa những quan điểm liên quan tới giới tính. Và từ đó sẽ giúp trẻ gần gũi với bố mẹ nhiều hơn.