Có rất nhiều những nguyên nhân dẫn đến trầm cảm ở trẻ nhỏ. Nếu thấy con có những dấu hiệu dưới đây cha mẹ nên lưu ý quan sát, không chủ quan và sớm đưa con đi thăm khám bác sĩ.
- 4 tác hại khôn lường của việc dạy con bằng roi vọt mà cha mẹ có thể không ngờ đến
- Dùng đòn roi trừng phạt sẽ tàn phá nghiêm trọng sức khỏe tâm thần của trẻ nhỏ, hậu quả bố mẹ không lường hết được
Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm ở trẻ
1. Quan hệ trong gia đình rạn nứt
Chẳng hạn khi cha mẹ ly hôn, một số trẻ sẽ nghĩ lý do gia đình rạn nứt là do mình. Bé có thể có những suy nghĩ như: Tại sao mẹ/bố lại sống với em mà không sống với mình? hoặc Tại mình mà mẹ mới ly hôn với bố.
Ngoài ra, khi cha mẹ ly thân, trẻ sống với một trong hai người cũng cảm thấy thiếu vắng tình cảm gia đình và dẫn đến hụt hẫn, cũng như không nhận được sự giáo dục tốt nhất từ cả cha và mẹ
2. Trẻ bị bạn bè bắt nạt
Việc bị bạn bè bắt nạt ở trường học nhưng không thể nói với ai và cha mẹ cũng không quan tấm khiến trẻ có cảm giác bị bỏ rơi hoặc sợ đám đông.
3. Áp lực học tập
Cha mẹ nào cũng muốn con thông minh, học giỏi nhưng không phải đứa trẻ nào cũng có thể đáp ứng hoàn hảo yêu cầu đó.
Việc ép trẻ học nhiều và phải đạt kết quả tốt sẽ khiến trẻ gặp căng thẳng với vấn đề học tập và có thể rơi vào trạng thái trầm cảm.
Dấu hiệu cảnh báo trẻ bị trầm cảm cha mẹ cần lưu ý
- Trẻ có dấu hiệu thay đổi tâm trạng như cảm giác buồn bã, thu mình, không muốn tiếp xúc.
- Trẻ, có cảm xúc mãnh liệt như sợ hãi bao trùm, tức giận bộc phát, lo lắng tột độ.
- Trẻ thay đổi hành vi như mất kiểm soát, thường xuyên đánh nhau, sử dụng vũ khí…
- Trẻ khó tập trung, học hành sa sút, thay đổi kết quả học tập.
- Trẻ trốn học.
- Trẻ rút lui hoặc tránh các tương tác xã hội.
- Trẻ lạm dụng chất kích thích, sử dụng hoặc lạm dụng rượu, ma túy
- Trẻ thay đổi thói quen ăn uống, giảm cân không rõ nguyên nhân hoặc thay đổi cảm giác thèm ăn
- Trẻ có các triệu chứng thể chất như đau đầu thường xuyên hoặc đau bụng
- Trẻ tự gây thương tích, tự làm hại bản thân và cố gắng tự tử.