Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng tỉnh táo, sụn mũi bị dị vật là lưỡi câu sắc nhọn móc vào nhưng vết thương không chảy máu nhiều.
- Con 5 tuổi tăng động không biết nói, xét nghiệm phát hiện nguyên nhân không ngờ
- Vì sao chủng men L-137 được người Nhật tin dùng?
Mới đây, Trung tâm Y tế Thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhi đi câu cá không may bị lưỡi câu găm vào sụn mũi.
Trước đó, bệnh nhi Đ. B. L. (10 tuổi, trú tại xã tiền An, Thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) rủ bạn đi câu. Người bạn khi thực hiện động tác quăng câu, đã vô tình găm lưỡi câu vào mũi bệnh nhi. Bệnh nhi lập tức được gia đình đưa vào Trung tâm Y tế Thị xã Quảng Yên cấp cứu.
Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng tỉnh táo, sụn mũi bị dị vật găm, vết thương không chảy máu nhiều. May mắn dị vật ở vị trí dễ xử lý các bác sỹ đã tiến hành sử dụng kìm chuyên dụng tháo gỡ từng phần của móc câu, mục tiêu là lấy được dị vật theo chiều của ngạnh sắc nhọn, tránh làm tổn thương các vùng lân cận.
Sau thủ thuật, đã lấy được móc câu ra khỏi sụn mũi cho bệnh nhi an toàn, bé được vệ sinh vết thương, tiêm phòng uốn ván và về nhà theo dõi tiếp.
Theo các bác sĩ, một trong những tai nạn khi mọi người đi câu hay gặp phải nhất chính là bị lưỡi câu của chính mình móc vào cơ thể. Đôi khi vị trí bị lưỡi câu móc này nằm ở các bộ phận khuất của cơ thể như lưng hay sau đầu hay vùng nguy hiểm hơn như mặt và mắt…. Trong những trường hợp này, cần nhanh chóng tìm đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ.
Các bác sỹ khuyến cáo, khi đi câu cá mọi người cần trang bị đầy đủ các bảo hộ cần thiết, đặc biệt nên đeo kính để phòng tránh bị lưỡi câu bay vào mắt. chú ý tư thế và động tác giật cần câu cho đúng, giữ khoảng cách an toàn khi ngồi câu.
Bên cạnh đó, cha mẹ cần hướng dẫn con em mình cách sử dụng cần câu đúng cách, không nô đùa khi câu. Do lưỡi câu sắc, nhọn nếu bị móc vào các bộ phận cơ thể, đặc biệt là mắt thường để lại hậu quả nặng nề, di chứng lâu dài và có thể bị hỏng mắt vĩnh viễn.