Thời tiết lạnh mùa đông có thể khiến bé bị cảm lạnh, viêm phổi hoặc viêm hô hấp. Vì vậy mẹ cần giữ ấm đầy đủ cho bé.
- Cách chăm sóc khi trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ, giúp bé nhanh khỏi
- Mẹo chăm sóc giúp trẻ sơ sinh hết bị trớ sữa
Những ngày thu đông là khoảng thời gian trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dễ bị bệnh hơn bình thường do thời tiết thay đổi thất thườg. Cha mẹ cần để ý giữ ấm cơ thể bé cẩn thận đặc biệt là phần mũi, tai, cổ họng, bụng, tay và chân để bé luôn khỏe mạnh.
1. Giữ ấm mũi
Không khí lạnh dễ làm cho bé bị viêm mũi dẫn đến sổ mũi, cảm cúm, nghẹt thở. Nặng hơn có thể khiến bé bị viêm phế quản, viêm đường hô hấp. Do đó, khi trời trở lạnh mẹ chú ý giữ ấm mũi cho bé khi đi ra ngoài trời bằng việc đeo khẩu trang hoặc chùm khăn kín.
Đồng thời, mẹ cũng có thể massage nhẹ nhàng hai cánh mũi để giúp tuần hoàn máu lưu thông, giúp mũi bé không bị lạnh.
2. Giữ ấm đầu
Đầu là một bộ phận quan trọng của cơ thể, đặc biệt là với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu bị lạnh đầu, bé dễ bị đau đầu, đau răng, cảm cúm, chảy nước mũi... Do đó việc giữ ấm đầu cho bé rất quan trọng. Khi thời tiết trở lạnh mẹ cần đội mũ thường xuyên cho bé. Đặc biệt là khi đưa bé ra ngoài trời cần che kín đầu và cổ của bé.
3. Giữ ấm cổ họng
Cổ là vị trí quan trọng, là đường hô hấp chính của bé. Vì vậy khi bị lạnh sẽ gây ra các bệnh viêm họng, hen suyễn, viêm đường hô hấp và các bệnh về cột sống. Mẹ cần giữ ấm cổ cho bé bằng cách quàng khăn hoặc mặc áo cao cổ. Đồng thời không cho bé ăn uống các loại đồ ăn lạnh vào mùa đông.
4. Giữ ấm bụng
Khả năng điều hòa thân nhiệt của trẻ nhỏ kém hơn người bình thường. Trong mùa đông lạnh, bé dễ bị lạnh phần bụng, dẫn đến rối loạn hệ tiêu hóa. Tình trạng đau bụng, đi ngoài, tiêu chảy sẽ khiến bé mệt mỏi, chậm lớn, còi cọc. Nếu tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé.
Để bảo vệ phần bụng của bé không bị nhiễm lạnh mẹ nên cho bé mặc áo liền quần, hoặc áo trùm qua mông. Nếu bé hay chạy nhảy, nô đùa mẹ có thể mua sản phẩm quấn bụng để bảo vệ phần bụng cho bé. Khi bé ngủ cần kiểm tra thường xuyên đề phòng trường hợp bé hay đạp chăn.
5. Giữ ấm tay
Hai bàn tay của bé dễ bị nhiễm lạnh vì bé hiếu động, hay nghịch ngợm tháo găng tay ra. Tay lạnh sẽ khiến bé mắc các bệnh về khớp, da tay dể khô ráp. Cho nên mẹ cần nhắc bé đeo găng tay khi đi ra ngoài trời. Bé cũng nên xoa hai bàn tay vào nhau để làm ấm tay, lưu thông máu.
6. Giữ ấm chân
Chân cũng là một bộ phận quan trọng không nên để lạnh. Nếu bàn chân bị lạnh bé dễ bị cảm vì vậy mẹ cần đeo tất và đi dép trong nhà khi trời lạnh cho bé. Mẹ cũng có thể giúp bé ngâm chân bằng nước ấm từ 15 đến 20 phút mỗi ngày.