Thiếu muối i-ốt, gánh nặng cho tuyến giáp, cần ăn gì bổ sung?

Dinh dưỡng 29/03/2024 06:57

Việc tổng hợp các hormon của tuyến giáp rất cần tới i-ốt. Nếu cơ thể thiếu i-ốt sẽ phát sinh nhiều bệnh tật khiến các rối loạn chuyển hóa khác diễn ra. Một điều nên biết là cơ thể không thể tự tổng hợp được i-ốt. Vì vậy mỗi người cần bổ sung i-ốt bằng nguồn thực phẩm trong bữa ăn hằng ngày.

Cơ thể sẽ ra sao khi không đủ i-ốt?

Hoạt động của tuyến giáp, không thể thiếu i-ốt. Ngay từ khi còn là bào thai, cơ thể đã hoàn toàn chịu ảnh hưởng đến việc hấp thu i-ốt của bà mẹ. Khi thai nhi vào tuần 12 đã cần i-ốt để tự tổng hợp hormon tuyến giáp.

Việc để thiếu i-ốt sẽ làm cho cơ thể sẽ phát sinh nhiều bệnh tật cũng như các rối loạn chuyển hóa khác. Thai phụ nếu thiếu i-ốt dễ dẫn đến sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non. Nếu thiếu i-ốt nặng trong giai đoạn mang thai sẽ khiến trẻ sinh ra dễ bị đần độn, câm, điếc và các dị tật bẩm sinh khác.

Còn ở trẻ em, việc thiếu i-ốt sẽ gây chậm phát triển trí tuệ, chậm lớn, nói ngọng, nghễnh ngãng... 

Hai biểu hiện hay gặp nhất liên quan đến thiếu i-ốt chính là bướu cổ và đần độn. Bệnh bướu cổ có thể xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào trong cuộc đời, trong khi đó đần độn xuất hiện ngay từ lúc bào thai nếu người mẹ bị thiếu i-ốt nặng.

Thiếu muối i-ốt, gánh nặng cho tuyến giáp, cần ăn gì bổ sung? - Ảnh 1
Nguy cơ bệnh tuyến giáp nếu cơ thể thiếu i-ốt. Ảnh: Báo Sức khỏe và Đời sống

Cách phòng ngừa thiếu i-ốt

Để phòng tránh việc thiếu i-ốt chúng ta nên tuân thủ những quy tắc sau:

Dùng muối i-ốt thay muối thường

Chế biến đồ ăn hàng ngày, nên dùng muối i-ốt. Vì cách dùng muối này cũng như là dùng muối thường, dùng vào việc ướp thịt cá, nêm nếm... và nó cũng không làm thay đổi mùi vị của thức ăn. Ngược lại còn hỗ trợ cho sức khỏe, phòng tránh bệnh tuyến giáp.

Hơn nữa dùng muối i-ốt thường xuyên hàng ngày không ảnh hưởng đến sức khỏe vì lượng i-ốt dư thừa sẽ được thải ra ngoài theo nước tiểu.

Muối i-ốt mua về cần để trong lọ có nắp đậy kín. Do i-ốt là chất dễ bay hơi nên lưu ý để muối i-ốt ở nơi khô ráo, không rang muối i-ốt, không để muối i-ốt gần bếp lửa nóng hay nơi có ánh nắng chiếu vào.

Thiếu muối i-ốt, gánh nặng cho tuyến giáp, cần ăn gì bổ sung? - Ảnh 2
Một số thực phẩm giàu i-ốt - Ảnh: Internet

Ăn những thực phẩm giàu i-ốt

Hãy chủ động thêm vào bữa ăn hàng ngày những thực phẩm giàu i-ốt. Trong trái cây, thịt, sữa đều có chứa i-ốt. Hải sản như tôm, cua, ghẹ... cũng nhiều thành phần này. Trong các loại rau xanh đậm, rau dền, mồng tơi, rau cần, cải xoong, rau chân vịt… cũng là nguồn thực phẩm giàu i-ốt.

Cơ thể theo từng độ tuổi cần i-ốt ra sao?

I-ốt tốt cho cơ thể nhưng không phải nạp càng nhiều iốt càng tốt. Vì khi ăn quá nhiều iốt sẽ làm biến đổi chức năng tuyến giáp, hoặc tăng gánh nặng cho chức năng tuyến giáp. Các chuyên gia khuyến cáo, người dân cần dùng muối iốt đúng liều lượng. Với những người cần bổ sung iốt bằng viên bổ sung iốt thì phải theo đúng chỉ định bác sĩ nội tiết, vì mỗi một viên này chứa từ 50 - 150mcg iốt và bạn cần khoảng 100- 200mcg mỗi ngày.

Theo chuyên gia cho biết thì trẻ còn bú từ 0 - 6 tháng cần 40mcg; Ttrẻ còn bú từ 6 - 12 tháng cần 50mcg; trẻ từ 1 - 3 tuổi cần 70mcg; trẻ từ 4 - 9 tuổi cần 120mcg, trẻ từ 10 - 12 tuổi cần 140mcg; trẻ từ 14 tuổi đến khi trưởng thành là 150mcg/ngày.  Phụ nữ có thai và đang cho con bú nên tăng thêm 50mcg/ngày.

Dùng các loại rau củ nào để kích thích việc mọc tóc

Khoa học đã nghiên cứu và cho thấy, những thực phẩm giàu chất beta-carotene sẽ kích thích mọc tóc và giúp kiểm soát tình trạng khô tóc, rụng tóc.

TIN MỚI NHẤT