Quen thuộc ngay trong vườn nhà lại được ví là loại 'rau thuốc', tốt cho sức khỏe, được người Nhật gọi là 'rau trường thọ'

Dinh dưỡng 26/04/2024 04:59

Biết cách tận dụng các loại rau này, bạn sẽ giúp cơ thể nhận lại lợi ích tối đa.

Chế độ ăn phòng bệnh, tốt cho sức khỏe

Theo TS.BS Trương Hồng Sơn - Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam - chia sẻ trên Báo Lao Động cho biết: Một mô hình ăn uống lành mạnh bao gồm:

- Thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác.

- Thực phẩm không chứa nhiều calo và giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh.

- Đa dạng loại rau quả xanh đậm, đỏ và cam.

- Các loại đậu giàu chất xơ.

- Ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì, mì ống, và gạo lứt.

Cần hạn chế các loại thực phẩm dưới đây:

- Một số loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn và thịt cừu.

- Các loại thịt đã qua chế biến như thịt xông khói, xúc xích, thịt nguội.

- Đồ uống chứa nhiều đường như nước ngọt, đồ uống thể thao và đồ uống trái cây.

- Thực phẩm chế biến sẵn và các sản phẩm ngũ cốc tinh chế.

Các loại rau tốt cho sức khỏe

Theo Tri thức và cuộc sống, những loại rau sau đây vừa rẻ, vừa quen thuộc, có nhiều lợ ích cho sức khỏe:

- Lá hẹ là rau trường sinh của người Nhật: Lá hẹ có chứa các chất dinh dưỡng quan trọng, tốt cho giấc ngủ và sức khỏe của xương. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các chất hóa học trong hẹ có tác dụng chống ung thư.

Quen thuộc ngay trong vườn nhà lại được ví là loại 'rau thuốc', tốt cho sức khỏe, được người Nhật gọi là 'rau trường thọ'  - Ảnh 1

Lá hẹ chứa chất chống ung thư. (Ảnh minh họa)

Y học cổ truyền cho biết, cây lá hẹ tính nhiệt, khi nấu chín thì ôn, vị cay, đi vào các kinh Can, Vị và Thận. Lá hẹ có tác dụng ôn trung, hành khí, tán ứ và giải độc. Thường được sử dụng trong điều trị các chứng bệnh đau tức ngực, nấc, ngã chấn thương… Phần gốc rễ cây hẹ có tính ấm, vị cay, có tác dụng ôn trung, hành khí, tán ứ, thường được dùng để chữa ngực bụng đau tức do thực tích, đới hạ, các chứng ngứa... Hạt của cây hẹ có tính ấm, vị cay ngọt, đi vào các kinh Can và Thận, nó có tác dụng bổ Can, Thận, tráng dương và cố tinh. Thường được dùng làm thuốc chữa chứng tiểu tiện nhiều lần, mộng tinh, di tinh, lưng gối yếu mềm….

- Rau lang (rau khoai) không chỉ là rau ăn, còn có thể làm thuốc chữa tim mạch. Rau lang chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin B, C, E, beta carotene, biotin và các khoáng chất như magie, phospho, canxi, kali, mangan, kẽm, đồng…

Theo Trung tâm Dinh dưỡng lâm sàng (Bệnh viện K), các chất đặc tính chống oxy hóa trong rau khoai lang là nhờ các dẫn xuất của axit caffeoylquinic, quercetin, anthocyanin… Nghiên cứu trên sử dụng 200g rau khoai lang tím cho vận động viên trong 1-2 tuần giúp giảm quá trình oxy hóa lipid và DNA, tăng glutathione trong máu, cải thiện khả năng chống oxy hóa trong huyết tương.

Quen thuộc ngay trong vườn nhà lại được ví là loại 'rau thuốc', tốt cho sức khỏe, được người Nhật gọi là 'rau trường thọ'  - Ảnh 2
Rau dền có nhiều lợi ích. Ảnh: Internet

- Rau dền ăn bổ máu: Cây rau này gồm có rau dền cơm, dền đỏ, dền gai và rau dền xanh. Theo bảng thành phần dinh dưỡng của Viện Dinh dưỡng quốc gia, 100g rau dền đỏ chứa khoảng 5,4mg sắt, gấp 4 lần thịt bò, tốt cho người thiếu máu. Không những vậy, nó còn chứa nhiều vitamin A tốt cho thị lực, vitamin K tốt cho quá trình tuần hoàn máu, ngăn ngừa các nguy cơ rối loạn đông máu, tốt cho não, ngăn ngừa lão hóa.

- Rau mồng tơi giúp thanh nhiệt ngày nắng nóng: Theo BS.CKII Huỳnh Tấn Vũ, Giảng viên Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, rau mồng tơi cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng cho cơ thể như natri, lipid, kali, chất xơ, carbohydrate, protein, canxi, sắt, nhiều vitamin trong lá mồng tơi như vitamin A, B6, B12, C, D. Các thành phần này thúc đẩy tiêu hóa bằng cách bổ sung chất nhầy và chất xơ hòa tan giúp giảm tình trạng táo bón.

Lưu ý khi ăn rau giảm cân, phòng bệnh

Theo Tiền Phong, rau xanh là thực phẩm rất quan mà cơ thể cần bổ sung hằng ngày. Tuy nhiên, ăn rau xanh phải lưu ý về cách chế biến, bảo quản để chúng vẫn lưu giữ đủ chất dinh dưỡng và không gây độc hại. Cụ thể như sau:

- Không nên luộc rau ở lửa quá nhỏ và để nhừ, việc này sẽ làm mất đi lượng lớn vitamin C và B1 đáng kể.

- Hạn chế ăn rau để qua đêm vì chúng đã phân hủy nitrat thành nitrite - một chất gây ung thư hàng đầu, dù có hâm nóng lại cũng không mất đi.

- Không nên ăn rau để nguội, càng nguội chừng nào thì lượng vitamin cũng mất dần đi.

- Trước khi ăn rau sống thì nên rửa nhiều lần bằng nước sạch, khi mua rau hãy lựa những nơi uy tín, nhất là không bảo quản quá lâu trong tủ lạnh.

 

 

Chuối xanh, chuối chín ăn cả vỏ giàu khoáng chất hơn? Chuyên gia đưa ra quan điểm để không mắc sai lầm

Theo chuyên gia, chuối xanh hay chín đều mang lại lợi ích. Tận dụng vỏ chuối để làm món ăn cần có những lưu ý.

TIN MỚI NHẤT