Thư rất khổ, khăn gói lên thành phố quyết học nghề để nuôi ngoại nhưng không ngờ bất hạnh ập đến.
- Bên trong vũ trường Hoàng Gia lớn nhất Hải Phòng, cảnh sát ‘đột kích’, bắt giữ hàng trăm người
- Vụ hàng loạt học sinh trường iSchool Nha Trang ngộ độc, tử vong: Hiệu trưởng lên tiếng, khóc, xin lỗi
Cậu bé không có ai dựa dẫm ngoài ông bà ngoại. 16 năm một hành trình dài, tưởng chừng cố gắng làm việc để có tiền nuôi bà, nhưng không ngờ tai nạn lại ập đến.
Theo thông tin chia sẻ trên Báo Dân Trí, cậu bé Trần Quốc Thư (sinh năm 2006) đang phải điều trị bệnh nặng, gia cảnh đầy nghèo khó, bất hạnh.
Khi mẹ mang thai 6 tháng, cha bỏ đi. Thư được 2 tháng tuổi thì mẹ cũng bỏ cho ngoại chăm sóc. 16 năm sống trên đời, Thư chưa từng thấy mặt cha. Bởi từ khi mẹ mang thai được 6 tháng, cha mẹ đã chia tay và từ đó đến nay ông chưa từng đến thăm Thư lần nào.
Vào thời điểm sau khi chia tay chồng, mẹ Thư bụng mang dạ chửa về nương náu nhà mẹ ruột. Rồi khi sinh Thư được 2 tháng, từ giận chồng rồi giận lây đứa con bé bỏng, mẹ để em lại cho bà Vận nuôi dưỡng, dứt áo ra đi suốt mười mấy năm nay.
Để nuôi cháu ngoại, cô Vận phải xay gạo ra nấu nước cháo bón cho Thư ăn. Hôm nào chồng bà đi biển trúng, bán nghêu được nhiều tiền, mua gạo còn dư thì bà mua thêm bột ngũ cốc pha loãng như sữa cho cháu bú…
Cô Vận kể: "Vợ chồng tôi không biết chữ, cả đời chỉ có nghề đi biển mò nghêu, bắt chem chép đổi gạo ăn chứ có tài sản tích cóp gì đâu. Làng tôi lại xa chợ, đi lại khó khăn, nuôi nó cực ghê lắm".
Vì nhà nghèo, từ nhỏ Thư đã mắc bệnh hở van tim, sức khỏe yếu, gầy gò xanh xao, không làm được việc nặng nhưng em chưa từng được đi khám. Cậu bé học hết lớp 5 trường làng rồi nghỉ vì lên lớp 6 phải đi học xa.
Nắm chặt bàn tay đứa cháu ngoại gầy yếu đang nằm trên giường bệnh, cô Vận cho hay: "Nó ngoan lắm, lúc nào đi đâu về nhà cũng ngoại ơi, ngoại ơi. 7 tuổi đã biết đi biển bắt chem chép, mò nghêu đem ra lộ bán góp tiền cho ngoại mua gạo ăn rồi…".
Đầu tháng 4, khi mới 15 tuổi, Thư gói vài bộ quần áo theo bạn lên TPHCM xin học việc ở một xưởng may gia công, chủ nuôi ăn ở, mỗi tuần cho vài trăm ngàn sinh hoạt.
Nhưng mới học nghề được vài tháng thì TPHCM thực hiện giãn cách phòng dịch, Thư ru rú trong xưởng may suốt mấy tháng trời. Khi TPHCM hết giãn cách thì Thư phát bệnh, sốt liên miên, uống thuốc hạ sốt mãi không dứt, ho nhiều, không đứng dậy nổi, liên tục ngất… nên được chủ xưởng đưa đi cấp cứu tại bệnh viện Quân y 175 (quận Gò Vấp, TPHCM).
Theo bác sĩ Nguyễn Minh Thế (bác sĩ điều trị cho em Trần Quốc Thư), bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sốt cao liên tục, khó thở, sưng đau khớp gối phải. Qua xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán Thư bị nhiễm khuẩn huyết đường vào từ viêm phổi và màng phổi, viêm mủ khớp gối, viêm tuyến nước bọt trái, bán tắt tĩnh mạch cảnh trái, cơ thể suy kiệt…
Đặc biệt, chứng nhiễm khuẩn huyết có nguy cơ sốc nhiễm khuẩn, xảy ra chuyển biến nguy kịch rất nhanh, có khả năng tử vong nên phải nằm viện làm các xét nghiệm, chẩn đoán liên tục.
Theo thông tin đăng tải trên Báo Công an, em Trần Hoài Phi (SN 2007, ngụ thôn Chánh An, xã Cát Hanh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) cũng có hoàn cảnh nghèo khó, lại không may mắc bệnh hiểm nghèo. Phi mồ côi cha từ lúc 4 tuổi, không may mắc bệnh ung thư xương đã trải qua nhiều ca phẫu thuật và hàng chục lần hóa, xạ trị mà căn bệnh quái ác vẫn đeo đẳng hành hạ.
Từ cậu bé lanh lợi, hiếu động nay chỉ còn 30kg, cơ thể teo tóp, nằm bẹp một góc vì những cơn đau cắn rứt trong xương thịt. Cứ phẫu thuật một thời gian thì khối u lại trồi lên, tái đi tái lại đến 5 lần.
Gia cảnh nghèo khó, mẹ của cậu bé dùng sổ hộ nghèo được 70 triệu đồng, mua vài toa thuốc lại hết. Khó khăn bủa vây, chị chỉ ước có phép màu cứu bé Phi thoát khỏi căn bệnh hiểm nghèo hay gánh chịu những đau thương mà con đang phải chịu đựng.