Trong lúc xông lá thuốc để phòng Covid-19, em đột ngột lên cơn co giật và ngã úp mặt vào nồi nước xông đang sôi khoảng một phút, sau đó bất tỉnh.
- TP.HCM: Phát hiện hơn 14.000 người thuộc nhóm nguy cơ cao chưa tiêm vắc xin, khẩn trương can thiệp để giảm nguy cơ tử vong
- Hà Nội: Một quận lên cấp độ 3, UBND ra công văn hoả tốc tạm dừng một số hoạt động
Ngày 18/12, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) cho Tuổi Trẻ biết, bệnh viện gần đây tiếp nhận một trường hợp bé gái 14 tuổi bị bỏng nặng toàn thân do nước sôi là T.L.N.P. (14 tuổi).
Theo thông tin gia đình cung cấp, bé được xông lá thuốc để phòng ngừa Covid-19 nhưng bỗng lên cơn co giật, ngã úp mặt vào nồi nước xông đang sôi.
Bé đến BV tỉnh Đồng Nai cấp cứu trong tình trạng bỏng nặng đầu, mặt cổ. Khi tình trạng nặng hơn, bé P. được chuyển tuyến đến Bệnh viện Nhi đồng 2. Tại đây, các bác sĩ cho bé thở bằng máy, truyền dịch nuôi ăn, khống chế nhiễm trùng từ các vết bỏng bằng kháng sinh mạnh.
Tuy trải qua quá trình cấp cứu nhanh chóng nhưng theo các bác sĩ, bé gái có thể ảnh hưởng đến ngoại hình và sinh hoạt từ các sẹo dính về sau.
Theo Dân Trí, ở Việt Nam thói quen xông hơi diễn ra khá phổ biến trong khi trẻ em da còn mỏng nên rất dễ bị tổn thương. Đã có trường hợp trẻ bị bỏng nặng vùng kín có thể dẫn đến sẹo co rút, mất chức năng, mất thẩm mỹ. Ngoài ra, trẻ còn có thể bị ngộp, ngộ độc trong quá trình xông.
Báo trên dẫn thông tin từ các sĩ khẳng định, xông thuốc lá, tinh dầu chỉ giúp làm dịu triệu chứng hô hấp, dịu thần kinh, giảm đau nhức chứ không thể giúp ngăn ngừa hay chữa khỏi bệnh Covid-19.
Bác sĩ khuyến cáo phụ huynh, nếu muốn phòng Covid-19 chỉ cần giữ vệ sinh sạch sẽ, tuân thủ 5K, cho trẻ uống thuốc bổ và tiêm vắc xin với những trẻ đủ tuổi.