Vừa qua, thông tin vụ việc một nữ sinh trường chuyên tự tử nghi vấn do bạo lực học đường đã khiến nhiều người xót xa. Vụ việc vẫn đang được điều tra, làm rõ.
- Bàng hoàng ở Sơn La: Chồng chém vợ tử vong, con trọng thương rồi tự kết liễu mình trong phòng ngủ
- Thanh Hóa: Bàng hoàng em trai sát hại anh ruột sau cuộc nhậu
Theo Tiền Phong, bà P.T.T.V (mẹ em N.) khóc ngất khi nhắc đến cô con gái của mình: “Đau lòng quá. Tôi không ngờ sự việc lại nghiêm trọng, nặng nề đến mức như thế. Tôi đã mất con thật rồi!”.
Bà V. cho biết, N. là chị cả trong nhà có 3 chị em. Tuy không học nổi trội nhất lớp nhưng năm học qua, N. cũng là học sinh giỏi. “Học kỳ 1 cả khóa có 15 lớp, chỉ có 13 bạn được học bổng, trong đó có N. Kể từ đó các bạn làm căng đến mức con gái tôi sống không được, đi học cũng không yên”, bà V. kể.
Theo bà V., bà đã hai lần lên gặp ban giám hiệu nhà trường để phản ánh việc con gái bị bạo lực học đường, bị cô lập, đồng thời xin chuyển lớp cho con gái. Trong đó, có một lần bà gặp được trực tiếp thầy hiệu trưởng. Lúc ấy, thầy hiệu trưởng không nhất trí cho N. chuyển lớp và nói gia đình phải nhìn nhận lại tại sao em N. lại không thích nghi với các bạn. Thầy cũng hứa sẽ chấn chỉnh lại lớp, xem xét nếu kết quả học tập kỳ 1 của N. tốt.
Vị phụ huynh này cũng chia sẻ, ở lớp, em N. bị tẩy chay, bị tách ra khỏi nhóm bạn do không bỏ tiết, không tham gia đi chơi với nhóm này. Bà V. còn cung cấp nhiều tin nhắn trò chuyện giữa hai mẹ con trước khi em N. tự vẫn.
Cũng theo bà V., gần đây con gái bà còn bị nhóm học sinh kia rủ nhau chặn đường để đánh. Bà đã phải đến tận trường đón con gái sau mỗi buổi tan trường. “N. bị chặn đánh rất nhiều lần nhưng con giấu. Nhiều lần tôi đã phải đến tận trường đón. N. nói “Mẹ ơi mẹ không đến đón thì con không thể về được”. Tôi rất căng thẳng. Gia đình đã gọi điện cầu cứu cô giáo chủ nhiệm về vấn đề N. bị bạo hành, bị chặn đánh…”, bà V. nhớ lại.
Khi thông tin trên được đăng tải đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều, trong đó nhiều người cho rằng cần phải làm rõ trách nhiệm của những người liên quan khi để xảy ra sự việc đau lòng trên. Cho đến nay, vụ việc vẫn đang được điều tra, làm rõ.
Chia sẻ trên VietNamNet, “Trời ơi! Sao mọi chuyện rắc rối cứ quấn lấy tôi như thế này? Tôi sẽ cầm cự được bao lâu đây? Cố được bao lâu đây”, những dòng chữ đầy bất lực của một cô bé Phạm Mai Hương (TP.HCM) 16 tuổi viết vào những trang nhật ký vì là nạn nhân của bạo lực học đường chia sẻ như sau:
“Tôi không hiểu vì lý do gì, bạn lớp trưởng lại ghét mình tới vậy. Bạn này và nhóm “nữ sinh sành điệu” trong lớp chơi thân với nhau. Cả hội thường xuyên bắt nạt tôi bằng cách cứ đến cuối tuần lại báo cô chủ nhiệm rằng tôi mắc lỗi để tôi bị phạt trực nhật cả tuần”.
“Vì quá ấm ức, tôi bèn cãi nhau nhưng bị cả nhóm lôi lên trước lớp sỉ nhục. Từng người một vây quanh, chỉ tay vào mặt tôi rồi nói: “Mày muốn sống yên ổn ở lớp này phải biết điều!”, “Bạn bè cùng lớp, đừng để đến lúc tụi tao đụng vào mày không hay đâu”…
“Tôi chỉ có một mình. Dù trong lớp có tới 3 người bạn thân, nhưng không ai dám đứng lên bảo vệ. Cả lớp không ai dám bênh vực vì đều sợ nhóm “VIP” này. Chưa bao giờ, tôi thấy mình cô độc đến thế”, Hương nhớ lại.
“Tôi không hiểu lý do gì, những người đó lại có thể đặt điều cho mình tới như vậy. Thậm chí, nhóm nữ sinh đó còn kể cho giáo viên nghe về những điều họ tự bịa ra về tôi”.
“Tôi uất nghẹn đến mức không thể giải thích một câu nào trước cô giáo. Tất cả cảm xúc dồn nén bao lâu bỗng dưng như quả bóng nổ tung. Tôi òa khóc nức nở không thể ngưng lại.
Cô giáo chỉ biết nói rằng tôi “hãy bình tĩnh”. Nhưng giây phút đó, tôi không thể bình tĩnh nổi nữa. Tôi luôn chỉ có một mình, không ai dám bảo vệ hay lên tiếng bênh vực. Trong khi những người bắt nạt tôi là một nhóm, lại là ban cán sự lớp, con nhà giàu và có cả một hội bảo kê.
Tôi nghĩ mình đã thua cuộc khi phải khóc trước mặt nhóm nữ sinh đó. Tôi nhớ, lúc ra về, cả đám còn nhại lại tiếng khóc của mình, vừa cười cợt, mỉa mai”.
“Tôi đã từng cảm thấy vô cùng cô độc, chỉ dám trốn trong bóng tối khóc một mình rất nhiều lần”.
“Mỗi lần đọc lại những trang nhật ký cũ, ký ức lại ùa về khiến tôi bật khóc nức nở như đứa trẻ. Dù chuyện đã qua từ lâu nhưng chỉ cần chạm lại, một phần cảm xúc và sự tổn thương sâu thẳm trong tôi lại vỡ òa”, Hương chia sẻ.
Mới đây, theo báo Công Thương, nói về chuyện bạo lực học đường thì đây không phải là vấn đề mới mẻ. Chúng ta đã nói rất nhiều năm nay và bạo được học đường vẫn cứ tiếp tục xảy ra. Tuy nhiên, điều đáng nguy hiểm hơn là trong thời gian gần đây bạo lực học đường xảy ra ở mức độ tinh vi hơn.
Theo các chuyên gia tâm lý giai đoạn khủng hoảng tuổi dậy thì là khi nhiều em rất muốn thể hiện, khẳng định bản thân nhưng lại khẳng định bằng cách tiêu cực, vì lúc bấy giờ tâm lý của các em chưa ổn định, nhân cách chưa ổn định sẽ rất dễ bị tác động và đặc biệt là các tác động xấu. Đấy là một trong những nguyên nhân dẫn tới việc bạo lực học đường gia tăng.
Liên quan đến vụ việc nữ sinh Trung học Phổ thông ở Nghệ An tự tử, theo thông tin phản ánh, em N.T.Y.N đã phải “chịu đựng” sự cô lập trong một thời dài và đã nhiều lần chính em và gia đình đề xuất chuyển lớp nhưng không được chấp thuận. Chúng ta vẫn nhìn mọi việc một cách đơn giản và vẫn nghĩ rằng đó là chuyện của trẻ con. Về phía nhà trường cũng nghĩ một cách rất đơn giản nên không đồng ý cho em học sinh chuyển lớp và cho rằng chỉ là chuyện xích mích trẻ con.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận một phần lớn trách nhiệm là của nhà trường. Bởi vì rõ ràng đây là câu chuyện có nguồn gốc, xảy ra trong nhà trường, trong học đường. Thế nhưng, các bậc thầy cô lại không có biện pháp đủ mạnh, đủ tác dụng để giải quyết việc này. Rất đáng tiếc!
Nếu đặt mình vào vị trí của em thì có thể thấy rằng, chắc chắn bản thân em học sinh đã cảm thấy không còn hứng thú và không còn tha thiết gì với việc tiếp tục đi học, đến trường, thậm chí là tiếp tục sống.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) - Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội chia sẻ trên Báo Công Thương cho hay: Chúng ta nên nghiêm túc nhìn nhận lại, nên chăng phải có bộ phận chuyên về tư vấn tâm lý học ngay trong các nhà trường. Đây là điều rất quan trọng. Trước đây chúng ta chưa quan tâm lắm hoặc có những trường cũng có bộ phận tư vấn tâm lý, tuy nhiên, tôi cho rằng, cần phải có chuyên gia tâm lý. Việc này nhiều người sẽ thấy nhiêu khê và rắc rối, nhưng đối với một xã hội hiện đại như hiện nay, chúng ta nhất thiết phải có chuyên gia tâm lý học đường.