Theo Hiệu trưởng, do thông tin này đăng lên mạng xã hội và ông chỉ mới nhận nhiệm vụ tại trường 3 năm nay nên không nắm rõ hết vụ việc. Tuy nhiên thầy Hiệu trưởng đã tự nhận trách nhiệm về mình.
- Quặn lòng đám tang của bé trai lớp 6 bị cây đè tử vong, người mẹ ngã quỵ được đưa vào lại bệnh viện vì sức khỏe rất yếu
- Trước khi qua đời tại bệnh viện vì bị cây đè trúng, nam sinh lớp 6 vẫn gắng gượng thì thào với thầy cô "Em không có sao"
Chiều ngày 26/5 Trung tâm báo chí đã tổ chức buổi họp báo cung cấp thông tin liên quan đến sự việc cây phượng đổ trong sân trường THCS Bạch Đằng (quận 3) khiến 17 học sinh bị thương, 1 em tử vong.
Tại buổi họp báo, ông Nguyễn Văn Phúc – Hiệu trưởng Trường THCS Bạch Đằng cho biết nhà trường rất bất ngờ và bày tỏ sự đáng tiếc về tai nạn thương tâm này. "Tối qua trời mưa nhưng sáng nay thời tiết tốt, các học sinh ngồi dưới sân trường để chuẩn bị lên lớp. Nhóm học sinh gặp nạn ngồi gần khu vực cổng bảo vệ để ăn sáng thì bị cây phượng bật gốc đè", ông Phúc chia sẻ.
Theo ông Phúc, sau khi xảy ra sự việc nhiều phụ huynh nóng lòng muốn đưa các học sinh bị nạn đi cấp cứu nhưng nếu người bị thương nặng mà xử lý và di chuyển không đúng cách sẽ khiến tình trạng nặng hơn. Vì vậy, nhà trường quyết định chờ xe cấp cứu đến.
"Trong số các học sinh bị nạn có em K. bị thương nặng. Lúc các thầy cô đến cho K. uống nước và thấy em ấy còn tỉnh nên hỏi em có sao không? và nói "em không sao, chỉ thấy mệt". Khi xe cấp cứu đến thì K. đã bất tỉnh. Các bác sĩ hô hấp nhân tạo, cấp cứu tại chỗ, khi chuyển đến bệnh viện An Sinh thì Kiên đã không qua khỏi", ông Phúc kể lại với giọng buồn.
Theo ông Phúc, hiện trong sân trường còn 1 cây phượng vĩ được trồng từ năm 1996. Công ty cây xanh đề nghị đốn bỏ luôn, nhà trường cũng đồng ý.
Về thông tin có một nhóm cựu học sinh của trường trước đây đã từng cảnh báo về mức độ an toàn của cây phượng bị bật gốc lên các trang mạng xã hội ông Phúc nói không biết thông tin này.
"Ở trên mạng xã hội đâu phải ai cũng thấy được đâu. Những học sinh cũ thường chia sẻ với các thầy cô cũ nên hiện tại học sinh cũ có chia sẻ, cảnh báo cây xanh với trường thì đến thời điểm này tôi không biết. Bản thân tôi mới tiếp nhận trường có 3 năm nên số học sinh cũ cũng không nhiều lắm. Số học sinh cũ là số các em đã ra trường, những lứa học sinh trước nên bản thân tôi cũng không biết được", ông Phúc nói.
Tại buổi họp báo, ông Lê Hoài Nam - Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết: "Rất đáng tiếc khi sự việc trên xảy ra. Đây là lần đầu tiên có việc cây đỗ trong trường học gây chết học sinh".
Theo lãnh đạo sở, trước mùa mưa bão, Sở có lưu ý các trường về công tác an toàn trường học. Sự việc lần này là bài học cho ngành giáo dục về công tác đảm bảo an toàn cho học sinh.