Từ ngày 15/2, số ngày nghỉ trên giấy nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội có thể lên đến 50 ngày thay vì 30 ngày như hiện nay.
- Từ 1/1/2023, những trường hợp này được miễn, giảm vé xem phim tại rạp
- Tiếp tục nỗ lực xuyên đêm giải cứu bé trai lọt xuống trụ bê tông
Mới đây, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 18/2022/TT-BYT sửa đổi Thông tư 56/2017/TT-BYT với nhiều nội dung hướng dẫn mới về hưởng chế độ bảo hiểm xã hội của người lao động.
Tại khoản 12, Điều 1 Thông tư 18 quy định, với mỗi lần khám, người lao động sẽ được cấp một giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
Theo quy định hiện nay, giấy này chỉ được nghỉ số ngày nghỉ tối đa là 30 ngày. Trường hợp cần nghỉ dài hơn 30 ngày thì khi hết hoặc sắp hết thời hạn nghỉ ghi trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đã được cấp, người bệnh phải tiến hành tái khám.
Từ ngày 15/2, số ngày nghỉ ốm trên giấy nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội có thể lên đến 50 ngày. Ảnh minh họa
Tuy nhiên, Thông tư 18 đã bổ sung quy định về số ngày nghỉ trên giấy nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội trong trường hợp người lao động bị sẩy thai, phá thai, nạo, hút thai, thai chết lưu mà tuổi thai từ 13 tuần tuổi trở lên. Với những trường hợp này, số ngày nghỉ viết trên giấy nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội sẽ được thực hiện theo Luật Bảo hiểm xã hội nhưng không quá 50 ngày cho một lần cấp.
Như vậy từ ngày 15/02/2023 (ngày Thông tư 18 có hiệu lực), số ngày nghỉ ghi trên giấy nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội BHXH có thể lên đến 50 ngày thay vì chỉ 30 ngày như quy định hiện nay.