Quốc hội giao Chính phủ thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,39 lên 1,49 triệu đồng/tháng. Thời điểm thực hiện từ 1/7/2019.
- Chính sách về tiền lương, BHYT có hiệu lực trong tháng 12-2018
- Xôn xao clip Chủ tịch Thị trấn bị bắt gặp vào nhà nghỉ cùng 1 người phụ nữ
Nội dung này được nêu tại nghị quyết của QH về dự toán ngân sách nhà nước năm 2019.
QH cũng giao Chính phủ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng theo quy định (đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm) và trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng tăng bằng mức tăng lương cơ sở.
QH giao các bộ, cơ quan TƯ và các địa phương tiếp tục thực hiện các quy định về chính sách tạo nguồn cải cách tiền lương kết hợp triệt để tiết kiệm chi gắn với sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao mức độ tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.
Ngân sách TƯ bảo đảm kinh phí điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng theo quy định (đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm) và trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng; hỗ trợ nhu cầu điều chỉnh tiền lương tăng thêm cho các bộ, cơ quan TƯ và địa phương không cân đối được nguồn theo quy định của Chính phủ.
Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các bộ, cơ quan trung ương, địa phương thực hiện nghiêm túc chủ trương tinh giản biên chế, sắp xếp, tổ chức bộ máy hành chính tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính, tổ chức lại hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập.
Trên cơ sở đó, thực hiện cơ cấu lại ngân sách trong từng lĩnh vực, giảm hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách cho các đơn vị sự nghiệp công lập, ưu tiên dành nguồn cải cách tiền lương.
Sau khi đã bảo đảm nhu cầu cải cách tiền lương, các địa phương chủ động sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để thực hiện các chế độ, chính sách an sinh xã hội do TƯ ban hành. Ngân sách TƯ bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương phần nhu cầu kinh phí còn thiếu theo quy định.