Trước thềm năm học mới, Tổng cục Quản lý thị trường chia sẻ 8 cách nhận biết sách giáo khoa, vở, đồ dùng học tập thật - giả

Xã hội 21/08/2024 10:54

Người tiêu dùng cần trang bị cho mình kỹ năng để phân biệt các sản phẩm này, bạn có thể phát hiện bằng mắt thường hoặc sờ vào đồ vật để kiểm tra.

Chia sẻ trên Sức khỏe và Đời sống: Tổng cục QLTT tổ chức phòng trưng bày nhận diện sách giáo khoa, đồ dùng học tập thật - giả tại Hà Nội. 

Trao đổi với phóng viên, đại diện lãnh đạo Tổng cục QLTT cho biết, bằng cách trưng bày hàng thật hàng giả, người tiêu dùng sẽ tự trang bị cho mình cách kỹ năng phân biệt hàng thật giả bằng mắt thường, tay sờ.

Trước thềm năm học mới, Tổng cục Quản lý thị trường chia sẻ 8 cách nhận biết sách giáo khoa, vở, đồ dùng học tập thật - giả - Ảnh 1
Phòng trưng bày nhận diện sách giáo khoa, đồ dùng học tập thật - giả, tại Hà Nội, do Tổng cục QLTT tổ chức, đã thu hút rất nhiều người tiêu dùng tham gia (Ảnh: SKĐS)

Để có thể phân biệt được sách giáo khoa, vở viết, đồ dùng học tập thật - giả, người tiêu dùng có thể căn cứ vào các điểm: màu sắc, hình ảnh, khổ sách, định lượng giấy, nội dung, tem chống giả và mã thẻ cào...

Trước thềm năm học mới, Tổng cục Quản lý thị trường chia sẻ 8 cách nhận biết sách giáo khoa, vở, đồ dùng học tập thật - giả - Ảnh 2
Hầu hết, những người tiêu dùng tại đây đều có nhu cầu tự trang bị cho bản thân kiến thức phân biệt các sản phẩm sách giáo khoa, vở viết, đồ dùng học tập... thật - giả (Ảnh: SKĐS)

Tại không gian trưng bày các sản phẩm là đồ dùng học tập, Tổng cục QLTT trưng bày các loại bút, vở viết, giấy thủ công, bảng viết phấn các nhãn hiệu của Thiên Long, Hồng Hà… với đầy đủ các dấu hiệu nhận diện và so sánh.

Theo thông tin từ báo Nhân DânTheo Tổng cục Quản lý thị trường, tại Việt Nam hiện nay, tình trạng sản xuất, kinh doanh buôn bán sách giáo khoa, sách tham khảo, các loại truyện tranh, các loại đồ dùng học tập giả mạo về nhãn hiệu, kém chất lượng diễn ra phổ biến, gây ảnh hưởng không nhỏ đến các nhà xuất bản, các doanh nghiệp, tác giả, đơn vị xuất bản, đối tác liên kết; gây thất thu lớn cho ngân sách Nhà nước.

Sách giáo khoa giả gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đối tượng sử dụng chủ yếu là học sinh, bởi, những sản phẩm này thường có sai sót về màu sắc, ký hiệu, nét chữ, kiến thức, hay bị thiếu dữ liệu, không cập nhật thông tin sẽ dẫn đến sai lệch về nội dung (đường nét biên giới, vấn đề biển đảo), ảnh hưởng đến kiến thức tiếp nhận của học sinh.

Bên cạnh đó, các loại sách giả, sách in lậu thường có chất lượng giấy in thấp, in bị mờ không đảm bảo quy cách tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của học sinh, nhất là về thị lực. Sử dụng xuất bản phẩm giáo dục giả, học sinh sẽ không thể truy cập và sử dụng online được các giá trị, tư liệu, tiện ích bổ sung, hỗ trợ cho học sinh.

Dưới đây là chùm ảnh kèm theo cách chỉ dẫn phân biệt của phóng viên Sức khỏe và Đời sống, mọi người có thể áp dụng để lựa chọn những mặt hàng tốt nhất cho con, em trong những ngày chuẩn bị bước vào năm học mới 2024 này nhé!

Trước thềm năm học mới, Tổng cục Quản lý thị trường chia sẻ 8 cách nhận biết sách giáo khoa, vở, đồ dùng học tập thật - giả - Ảnh 3
Với quyển vở bài tập Toán lớp 5 này, sản phẩm lậu, nội dung trong sách được đánh dấu cộng (+) trong khi đó, sản phẩm sách thật (phải) sẽ có dấu bằng (=). Điều này dẫn tới những bài học trong sách đều sai nội dung.
Trước thềm năm học mới, Tổng cục Quản lý thị trường chia sẻ 8 cách nhận biết sách giáo khoa, vở, đồ dùng học tập thật - giả - Ảnh 4
Với quyển sách tiếng Anh dành cho học sinh lớp 7 này, hình ảnh của sách lậu (trái) nhòe hơn sản phẩm sách thật (phải), chữ cũng không rõ nét và có sự sai lệch về màu sắc.
Trước thềm năm học mới, Tổng cục Quản lý thị trường chia sẻ 8 cách nhận biết sách giáo khoa, vở, đồ dùng học tập thật - giả - Ảnh 5

Với quyển "Bài tập Tin học dành cho Trung học cơ sở" này cũng tương tự. Điểm dễ nhận diện nhất chính là tác giả của sản phẩm in lậu là Bùi Văn Hanh (trái), trong khi đó, sản phẩm thật (phải), tác giả sách là Bùi Văn Thanh mới chính xác.

Trước thềm năm học mới, Tổng cục Quản lý thị trường chia sẻ 8 cách nhận biết sách giáo khoa, vở, đồ dùng học tập thật - giả - Ảnh 6
Với sách "Tiếng anh 7" này, điểm nhận diện dễ dàng nhất là bìa sách in sai màu và chữ không sắc nét.
Trước thềm năm học mới, Tổng cục Quản lý thị trường chia sẻ 8 cách nhận biết sách giáo khoa, vở, đồ dùng học tập thật - giả - Ảnh 7
Vở viết của đơn vị Hồng Hà có logo HH và chữ HongHa được in dưới logo. Tuy nhiên, với vở viết lậu, trên sản phẩm không thể hiện đơn vị sản xuất, phân phối.
Trước thềm năm học mới, Tổng cục Quản lý thị trường chia sẻ 8 cách nhận biết sách giáo khoa, vở, đồ dùng học tập thật - giả - Ảnh 8
Đại diện lãnh đạo Tổng cục QLTT cho biết, vì kỹ thuật in rất tinh vi nên năm 2023, một số trường học trên địa bàn TP Hà Nội đã vô tình mua phải vở viết in lậu (phải) để phát thưởng cho học sinh trong năm học 2022-2023. Trong khi đó, sản phẩm thật (trái) sắc nét hơn, trên bìa vở thể hiện đơn vị sản xuất, phân phối.
Trước thềm năm học mới, Tổng cục Quản lý thị trường chia sẻ 8 cách nhận biết sách giáo khoa, vở, đồ dùng học tập thật - giả - Ảnh 9
Mặt sau của vở viết in lậu (phải) không thể hiện đơn vị sản xuất, màu sắc in và chữ in cũng không sắc nét như sản phẩm thật (trái).
Trước thềm năm học mới, Tổng cục Quản lý thị trường chia sẻ 8 cách nhận biết sách giáo khoa, vở, đồ dùng học tập thật - giả - Ảnh 10
Điểm nhận diện thật - giả đối với quyển sách này là tem. Với hàng thật (phải), người tiêu dùng có thể kích hoạt tem, từ đó sử dụng được các tiện ích gia tăng như tương tác với sách, rèn luyện kỹ năng phát âm, tự làm bài tập, kiểm tra kết quả làm bài sai...
Trước thềm năm học mới, Tổng cục Quản lý thị trường chia sẻ 8 cách nhận biết sách giáo khoa, vở, đồ dùng học tập thật - giả - Ảnh 11
Sách thật (bên phải) và sản phẩm in lậu (bên trái) có sự khác rõ rệt về màu sắc.
Trước thềm năm học mới, Tổng cục Quản lý thị trường chia sẻ 8 cách nhận biết sách giáo khoa, vở, đồ dùng học tập thật - giả - Ảnh 12
Cận cảnh sách "Đắc Nhân Tâm" thật (phải) và giả (bên trái).

Lao động nữ sinh con được tăng trợ cấp thai sản

Ngoài chế độ như thăm khám thai, nghỉ dưỡng sức, lao động nữ khi mang thai, sinh con còn được hưởng các khoản tiền thai sản.

TIN MỚI NHẤT