Từ ngày 1/1/2022, Luật bảo vệ môi trường 2020 sẽ chính thức có hiệu lực. Trong đó, khoản 1, điều 79 luật này quy định giá dịch vụ thu gom chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình, cá nhân được tính dựa trên khối lượng, thể tích chất thải ra.
- Hà Nội: Ca nhiễm tăng nhanh, khẩn trương lắp ráp trạm y tế lưu động điều trị F0 xuyên đêm
- Vụ nổ bay bàn thờ Nghệ An: Chủ nhà nát 2 bàn tay, bỏng 80%, đe dọa tử vong
Dẫn tin từ báo Tuổi trẻ, từ ngày 1/1/2022, Luật bảo vệ môi trường 2020 sẽ chính thức có hiệu lực. Trong đó, khoản 1, điều 79 luật này quy định giá dịch vụ thu gom chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình, cá nhân được tính dựa trên khối lượng, thể tích chất thải ra. Như vậy đồng nghĩa với việc xả rác nhiều sẽ phải trả tiền nhiều.
Cụ thể, luật này quy định giá thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình, cá nhân được tính toán theo căn cứ sau đây:
- Dựa trên khối lượng hoặc thể tích chất thải đã được phân loại.
- Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế, chất thải nguy hại phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân đã được phân loại riêng thì không phải chi trả giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý.
- Phù hợp với quy định của pháp luật về giá.
Thực tế, vấn đề này tại TPHCM đã được đặt ra từ nhiều năm nay nhưng chưa thể thực hiện. Bởi không thể vừa đi thu gom rác vừa mang theo cân để tính khối lượng rác và quy ra tiền. Chính vì vậy, tại các quận huyện hiện đều có mức giá tối đa là 48.000 đồng/hộ/tháng đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển rác.
Mới đây, trả lời về điều luật mới sẽ có hiệu lực từ 1/1/2022, UBND TP đã phát hành văn bản chính thức rằng vẫn sẽ chấp thuận chủ trương giữ ổn định giá dịch vụ thu gom, xử lý rác sinh hoạt, thay vì “xả rác nhiều, trả tiền nhiều”. Cụ thể, với hộ gia đình, tùy vào vị trí sẽ có giá thu gom dao động từ 11.000-22.000 đồng/hộ/tháng.
Mức giá 48.000 đồng là mức giá sàn chung của dịch vụ thu gom, xử lý rác mà TP quy định người dân phải trả lại cho các đơn vị thu gom. Từ mức giá sàn này, các quận huyện sẽ cân đối để thu thấp hơn hoặc cao hơn tùy vào đặc thù của địa phương.