Định hướng sửa Luật bảo hiểm xã hội (BHXH) mới nhất với chiều hướng có lợi cho người lao động được đề cập: không hạn chế việc rút BHXH một lần, cố gắng điều chỉnh 10 năm được nhận lương hưu.
- Vụ Audi tông chết 3 nạn nhân ở Bắc Giang: Xót xa người ở lại phải chịu bao nỗi đau
- Tò mò nghịch cửa tự động, bé 2 tuổi bị dập bàn chân, vỡ nát xương nghiêm trọng
Thông tin trên vnexperss.vn trích dẫn chia sẻ của ông Trần Hải Nam - phó vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội (Bộ Lao động - thương binh và xã hội) tại Hội nghị tập huấn về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức tại Quảng Bình ngày 1-6.
"Mục tiêu của chính sách bảo hiểm xã hội là mong muốn người lao động tham gia quỹ bảo hiểm xã hội và tích lũy đến khi về hưu, được hưởng quyền lợi tối ưu. Đây là mong muốn có tính bền vững về lâu dài.
Tuy nhiên trường hợp người dân có mong muốn nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì cơ quan bảo hiểm cũng tạo điều kiện tối đa để giải quyết cho người dân, cũng là bảo đảm quyền lợi của người dân", ông nêu quan điểm.
Bên cạnh đó tuoitre.vn đưa tin, giai đoạn 2016-2021, Bảo hiểm xã hội đã giải quyết cho gần 4,6 triệu người hưởng bảo hiểm xã hội một lần, số người rút bảo hiểm xã hội một lần hằng năm tăng trung bình hơn 3%.
Vụ phó Bảo hiểm xã hội chưa tiết lộ cụ thể nội dung sửa đổi bởi dự luật đang trong quá trình nghiên cứu xây dựng, song khẳng định sẽ tiếp tục thực hiện chính sách BHXH một lần và "không có chuyện hạn chế người hưởng", bởi đây là quyền lợi người lao động nên không thể ngăn cản. Trường hợp người rút đông, hệ thống quá tải thì cơ quan bảo hiểm phải bố trí thêm người giải quyết.
"Thời gian đóng để đủ điều kiện hưởng lương hưu hiện nay (thông thường là 20 năm) đang được đánh giá là dài. Đây cũng được xem là một trong những lý do khiến người lao động quyết định rút bảo hiểm xã hội một lần.
Ông Ngọ Duy Hiểu, Phó chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, dẫn khảo sát của công đoàn cùng với tổ chức xã hội cho kết quả rút BHXH một lần thường xảy ra ở nhóm đóng BHXH dưới 10 năm. Có tới 61% công nhân trả lời sẵn sàng rút khoản một lần mà không phân vân; 31% kiên quyết không rút và gần 8% không có ý kiến gì. Gần 57% công nhân ở khu vực phía Bắc có ý định rút BHXH một lần trong khi ở miền Trung và Nam tỷ lệ này hơn 68%.
"Ngoài yếu tố văn hóa vùng miền, thói quen tích lũy thì thu nhập thấp, bấp bênh và không có niềm tin vào chính công việc mà mình đang làm là những lý do khiến người lao động dễ rút BHXH một lần", ông Hiểu nói.
Lãnh đạo công đoàn nhấn mạnh BHXH không thể đứng riêng lẻ mà phải đi kèm chính sách an sinh khác thì mới giữ người lao động ở lại với hệ thống. Giải pháp căn cơ vẫn là tăng thu nhập.
Việc sửa đổi luật sẽ hướng tới giảm thiểu từng bước điều kiện về thời gian đóng để nhiều người có cơ hội tích lũy để hưởng chế độ lương hưu hằng tháng, có thể giảm từ 20 năm xuống 15 năm, tiến tới còn 10 năm", ông Nam nói.
Về việc một bộ phận lao động mong muốn đóng lại tiền BHXH đã rút một lần để nối tiếp thời gian tham gia BHXH, ông Nam cho biết luật hiện hành không có quy định hoàn trả. Dự thảo luật không đề cập tới song cơ quan soạn thảo ghi nhận phản ánh và sẽ tính toán thêm. "Nếu cho rút rồi trả lại sẽ khó khăn cho cơ quan thực hiện nên người lao động cần nghĩ kỹ trước khi rút", ông khuyến cáo.
Tuy nhiên về lâu dài, cơ quan soạn thảo luật cũng sẽ cân nhắc về việc liệu có nên quy định một khoảng thời gian nhất định để người dân có nguyện vọng hoàn trả có thể hoàn trả khoản tiền đã rút để bảo lưu và tiếp tục đóng đến khi đủ điều kiện hưởng lương hưu.
Đồng thời ông cũng cho biết sắp tới trong định hướng sửa đổi Luật bảo hiểm xã hội cũng sẽ tiến tới mở rộng hơn các điều kiện thụ hưởng lương hưu (tuổi, thời gian đóng), để người lao động có thêm lựa chọn cũng như có thêm động lực để tham gia bảo hiểm xã hội đến khi đủ điều kiện hưởng lương hưu.