Tài xế gây tai nạn vì đột quỵ: Ai chịu trách nhiệm?

Xã hội 13/03/2024 23:16

Mới đây, luật sư thông tin về việc tài xế lái xe gây tai nạn với các vấn đề về sức khỏe.

Theo Luật sư (LS) Bùi Quốc Tuấn, Đoàn Luật sư TP.HCM chia sẻ trên PLO, Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT ngày 21-8-2015 có quy định người mắc các bệnh tâm thần, thần kinh, một số bệnh về mắt, tai mũi họng, hô hấp, cơ xương khớp, nội tiết như đái tháo đường (tiểu đường) có tiền sử hôn mê do đái tháo đường trong vòng 1 tháng… thì không đủ điều kiện lái ô tô…”.

Theo LS Tuấn, hơn nữa đối với người mắc các bệnh tim mạch như: Tăng huyết áp, các bệnh viêm tắc mạch, dị dạng mạch máu, các rối loạn nhịp tim, cơn đau thắt ngực do bệnh lý mạch vành, ghép tim, suy tim… cũng không được phép lái ô tô hay người sử dụng thuốc, chất có cồn, ma tuý và các chất hướng thần khác cũng không đủ điều kiện lái ô tô.

Quy định tại Khoản 2 Điều 11 Thông tư 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT thì người sử dụng lái xe ô tô phải có trách nhiệm: "Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lái xe ô tô thuộc quyền quản lý theo đúng quy định của pháp luật về lao động".

Tài xế gây tai nạn vì đột quỵ: Ai chịu trách nhiệm? - Ảnh 1
Tài xế lái xe bị đột quỵ gây tai nạn, ai chịu trách nhiệm? Ảnh: PLO

“Như vậy, lái xe khách bắt buộc phải khám sức khỏe định kỳ, đồng thời, tài xế phải cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực về tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh tật của bản thân và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin đã cung cấp khi khám sức khỏe”- LS nhấn mạnh.

nếu người sử dụng lao động lái xe ô tô có hành vi không khám sức khỏe định kỳ cho tài xế lái xe thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điểm k Khoản 2 và Điểm a Khoản 7 Điều 28 Nghị định 46/2016.

Cụ thể, bị phạt tiền từ 1- 2 triệu đồng đối với cá nhân, từ 2 - 4 triệu đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho lái xe theo quy định.

“Ngoài ra chúng ta nên thực hiện khám sức khỏe định kỳ đều đặn 1-2 lần/năm để tầm soát các vấn đề sức khỏe, đó là bảo vệ bản thân mình”

Tài xế gây tai nạn vì đột quỵ: Ai chịu trách nhiệm? - Ảnh 2

TS LS Đặng Văn Cường nhận định đây là vụ việc có tính chất nghiêm trọng. Ảnh: Dân Trí

Theo Báo Dân Trí trước đây, vụ tai nạn liên hoàn do tài xế Hưng bị bệnh động kinh gây ra đã khiến chị Mai Thị Tuyết T. (đại úy quân nhân chuyên nghiệp Nhà máy A40 - Bộ Tham mưu Quân chủng Phòng không không quân) tử vong tại hiện trường.

Người tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây chết người thì bị phạt tiền từ 30.000.000 - 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1-5 năm.

"Như vậy, cơ quan chức năng sẽ điều tra nguyên nhân gây ra vụ tai nạn. Giả sử, tài xế Hưng bị động kinh là nguyên nhân gây ra vụ tai nạn thì tài xế này vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự và dân sự", luật sư Bình nói trên Dân Trí.

Cũng theo Luật sư Cường, nếu kết quả điều tra cho thấy trong máu hoặc hơi thở có chất cấm hoặc có nồng độ cồn thì hình phạt từ 3 năm đến 10 năm tù... người gây tai nạn còn phải bồi thường toàn bộ thiệt hại cho gia đình nạn nhân. Thiệt hại bao gồm chi phí cứu chữa đối với những nạn nhân bị thương, tiền công người chăm sóc, tiền thu nhập bị mất, bị giảm sút của nạn nhân thường tích, chi phí mai táng đối với nạn nhân đã tử vong và một khoản bồi thường tổn thất về tinh thần theo quy định của bộ luật dân sự.

Với nạn nhân tử vong thì người gây tai nạn còn phải bồi thường tiền nghĩa vụ cấp dưỡng đối với người mà nạn nhân có nghĩa vụ phải cấp dưỡng theo quy định của pháp luật (ví dụ vợ con, cha mẹ). Hai bên có thể thỏa thuận với nhau về mức bồi thường phải không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu tòa án giải quyết theo quy định pháp luật.

 

Lâm Đông: Tài xế chở xe tải bất ngờ nhảy xuống cầu tự tử

Công an đã điều tra nguyên nhân vụ việc, đông thời bước đầu có những trao đổi về nguyên nhân vụ việc đáng tiếc.

TIN MỚI NHẤT