Mới đây, Chi hội trưởng Chi hội Luật sư thuộc Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM, Ủy viên Ban Thường vụ Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM đã lên tiếng về việc liên quan đến những cháu bé sống tại Tịnh thất Bồng Lai.
- Ngoài con trai út nổi tiếng, buổi 'họp fan' của bà Phương Hằng còn có sự xuất hiện của một cậu bé 'đặc biệt', danh tính khiến CĐM xôn xao
- Bà ngoại lần đầu hé lộ bí kíp giúp tân Quán quân Olympia 'trúng tủ' trong trận Chung kết
Liên quan đến những ồn ào trẻ mồ côi ở Tịnh Thất Bồng Lai thời gian gần đây, đại diện Tịnh thất đã lên tiếng khẳng định những người phụ nữ sống ở đây chỉ là "mẹ trên giấy tờ" của các bé bởi việc này sẽ thuận lợi hơn trong việc đăng ký nhập học và làm căn cước công dân sau này.
Mặt khác, theo Tuổi trẻ online, đoàn kiểm tra của địa phương xác định, tại Tịnh thất Bồng Lai có 7 trẻ em sinh từ khoảng năm 2014 đến năm 2017 đều đang sinh sống với 3 người mẹ ruột. Ngoài ra, còn có 1 bé đã được bà Cao Thị Cúc hoàn tất các thủ tục pháp lý nhận con nuôi và 1 bé vừa được cậu ruột đến đón về sống tại Huế.
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị, trước vấn đề trên, bà Trần Thị Ngọc Nữ, Chi hội trưởng Chi hội Luật sư thuộc Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM, Ủy viên Ban Thường vụ Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM đã lên tiếng.
Cụ thể, theo bà Nữ, các cháu có cha, có mẹ đầy đủ, xác định được rõ ràng mà nói cháu là trẻ mồ côi là đã vi phạm quyền trẻ em. Cụ thể là vi phạm quyền trẻ em có quyền được xác định cha, mẹ theo quy định của pháp luật, theo quy định tại Điều 13 Luật Trẻ em năm 2016.
Dưới góc độ luật pháp, nếu xác định được rõ ràng cha, mẹ các bé nhưng lại cố tình che giấu thân phận các bé, nói các bé là "trẻ mồ côi" thì đã xâm phạm đến ít nhất 4 quyền của trẻ em.
+ Thứ nhất, đó là xâm phạm đến quyền được khai sinh và có quốc tịch. Trẻ em có quyền được xác định cha, mẹ theo quy định của pháp luật theo quy định tại Điều 13 Luật Trẻ em.
+Thứ hai, xâm phạm đến quyền giữ gìn, phát huy bản sắc. Trẻ em có quyền được thừa nhận các quan hệ gia đình theo quy định tại Điều 18 Luật Trẻ em.
+Thứ ba, xâm phạm đến quyền được sống chung với cha, mẹ. Trẻ em có quyền được sống chung với cha, mẹ; được cả cha và mẹ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục quy định tại Điều 22 Luật Trẻ em.
+Thứ tư, xâm phạm đến quyền được đoàn tụ, liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ. Trẻ em có quyền được quyền được biết cha đẻ, mẹ đẻ quy định tại Điều 23 Luật Trẻ em.
Bên cạnh đó, tại Khoản 12 Điều 6 Luật Trẻ em cũng quy định hành vi bị nghiêm cấm là lợi dụng chế độ, chính sách của Nhà nước và sự hỗ trợ, giúp đỡ của tổ chức, cá nhân dành cho trẻ em để trục lợi. Do đó, nếu người nào có hành vi nói các cháu bé là "chú tiểu mồ côi" để lợi dụng xin tiền tài trợ, ủng hộ, giúp đỡ của tổ chức, cá nhân khác là vi phạm pháp luật.
Bên cạnh đó, khi được hỏi liệu có hay không những trở ngại về mặt giấy tờ nếu các bé lớn lên dươi danh nghĩa "trẻ mồ côi" thì bà Nữ cho hay các bé có đầy đủ quyền nhân thân, quyền có họ, tên. Theo Khoản 2 Điều 26 Bộ luật Dân sự thì họ của các bé được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thoả thuận của cha mẹ. Các bé có cha, nhưng lại che giấu thân phận người cha của các bé. Chỉ xác định các cô là "mẹ" các bé thì dẫn đến trong giấy khai sinh chỉ có tên mẹ, không có tên cha.
Việc này gây thiệt thòi cho các bé là không được mang họ của cha, hoặc là sau này có thể phát sinh vấn đề pháp lý là phải làm thủ tục khai nhận cha cho con. Để xác định chính xác người cha cho các bé, có thể liên quan đến quyền hưởng thừa kế, quyền nhân thân về cha đẻ, mẹ đẻ của các bé sau này