Một sinh viên của một trường đại học tại TP.HCM đã rải CV xin việc đến nhiều nơi. Sau đó, nam sinh này nhận được cuộc gọi và đề nghị kết bạn Zalo, xin email để xác nhận và hẹn ngày phỏng vấn.
- TP.HCM: Đang ăn sáng thì nghe tiếng động lạ, người dân bàng hoàng phát hiện người đàn ông rơi từ tầng 11 chung cư tử vong
- Giá vàng hôm nay (4/1/2024): Biến động liên tục, SJC trên đà tăng mạnh, thế giới lao dốc
Theo thông tin từ Thanh Niên, trên một fanpage Facebook của Trường ĐH Sài Gòn chia sẻ bài đăng về "Thông tin cảnh giác!". Hôm qua, fanpage Phòng Tuyển sinh và Công tác sinh viên Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM cũng chia sẻ thông tin tương tự…
Các bài viết đã chia sẻ câu chuyện sinh viên một trường ĐH tại TP.HCM vừa trốn chạy về từ nơi "bắt cóc" (Campuchia), qua đó cảnh báo với sinh viên về hình thức lừa đảo "bắt cóc" tinh vi, thủ đoạn. Câu chuyện được chia sẻ trên các trang kể một sinh viên nộp đơn xin việc nhiều nơi, sau đó nhận được cuộc gọi và đề nghị kết bạn Zalo, xin email để xác nhận và hẹn ngày phỏng vấn.
"Họ phỏng vấn trực tuyến bằng Zoom rất chuyên nghiệp và đều có hình ảnh của sàn thương mại điện tử xuất hiện. Sau đó sinh viên được xác nhận bằng thư điện tử rằng đã trúng tuyển và đi thực tập tại kho ở Long An. Sinh viên được hẹn ra bến xe An Sương để xe công ty đưa đi, khi ra bến leo lên xe thì chỉ có một mình và tài xế, đến nửa chừng xe dừng đón người cả Việt Nam lẫn Campuchia. Khi lên xe nhóm này đã dí roi điện và lấy hết tài sản, điện thoại của sinh viên rồi sau đó xe chạy thẳng qua cửa khẩu Tây Ninh. Tại đây nhóm người này đã đánh sinh viên để không kêu la và đưa qua một xe khác chạy qua Campuchia bằng đường tiểu ngạch. Qua đến Campuchia, nhóm người lại đổi xe để đưa đi tiếp, lợi dụng trời đêm tối, mặc dù bị đánh đến kiệt sức nhưng bạn sinh viên đã tháo chạy, bị dí theo nhưng họ đuổi không kịp và sợ lộ nên đã bỏ sinh viên chạy trốn và quay về xe để rút khỏi hiện trường. Bằng nhiều cách, cộng với may mắn và có kỹ năng thoát hiểm tốt nên sinh viên này đã về lại được Việt Nam sau 24 giờ bị bắt đi, chỉ bị đánh và chấn thương phần mền (mềm-PV). Sinh viên đã đến công an cửa khẩu, công an địa phương và trường trình báo vụ việc".
Từ câu chuyện trên, các trường thông tin đến sinh viên để cảnh giác và đặc biệt lưu ý trong thời buổi kiếm việc khó khăn này, sinh viên rất dễ bị mắc bẫy các đối tượng xấu. Các bài đăng đã thu hút nhiều lượt tương tác từ sinh viên.
Việc cảnh báo của các trường xuất phát từ câu chuyện của sinh viên một trường ĐH trên địa bàn TP.HCM. Từ câu chuyện của sinh viên, trường ĐH này đã kịp thời có thông báo cảnh giác với người học trong toàn trường.
Cụ thể, dẫn tin từ Tạp chí Tri thức mới đây, Phòng Tuyển sinh và Công tác Sinh viên của Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM đã đăng thông tin cảnh báo về nguy cơ sinh viên đi xin việc bị lừa sang Campuchia.
Theo bài đăng trên fanpage của Phòng Tuyển sinh và Công tác Sinh viên, Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, một sinh viên của một trường đại học tại TP.HCM đã rải CV xin việc đến nhiều nơi.
Sau đó, nam sinh này nhận được cuộc gọi và đề nghị kết bạn Zalo, xin email để xác nhận và hẹn ngày phỏng vấn.
Quá trình phỏng vấn trực tuyến rất chuyên nghiệp, địa chỉ email và số điện thoại hotline của nhà tuyển dụng đều có hình ảnh của một sàn thương mại điện tử lớn.
Sau đó, sinh viên nhận được email xác nhận đã trúng tuyển thực tập tại kho ở Long An.
Sinh viên được hẹn ra bến xe An Sương, TP.HCM, để xe công ty đón đi. Lúc đầu, chỉ một mình sinh viên này và tài xế, giữa đường thì đón thêm một số người khác (cả người Việt Nam và người Campuchia).
Khi lên xe, nhóm người này dùng roi điện để tước tài sản, điện thoại của sinh viên và chạy thẳng qua cửa khẩu Tây Ninh, chuyển qua một xe khác và đưa sang Campuchia theo đường tiểu ngạch cùng 2 nạn nhân khác.
Qua đến Campuchia, nhóm người lại đổi xe để đưa đi tiếp. Lợi dụng đêm tối, dù kiệt sức, nam sinh này đã tháo chạy. Nhóm lừa đảo đuổi theo nhưng không đuổi kịp nên đã quay đầu, rút lui vì sợ bị lộ.
Bằng nhiều cách và có kỹ năng thoát hiểm tốt, sinh viên này đã về lại được Việt Nam sau 24 giờ bị bắt, chỉ bị đánh và chấn thương phần mềm.
Sau đó, sinh viên này đã đến công an cửa khẩu, công an địa phương và trường trình báo.
ông Trần Thanh Thưởng - Trưởng phòng Tuyển sinh và Công tác sinh viên, Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM - thông tin sinh viên trong bài cảnh báo nói trên không phải là sinh viên của Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM.
Tuy nhiên, đây là sự việc có thật, xảy ra với một nam sinh viên tại một trường đại học ở TP.HCM.
"Sau khi nắm được thông tin, nhà trường đã đăng tải để cảnh báo sinh viên trong trường. Các em cần thận trọng, cảnh giác khi đi xin việc", ông Thưởng nói.
Hiện, ngoài Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, một số trường đại học tại TP.HCM cũng đăng tải thông tin cảnh báo này.