Hiện nay có 2 loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức là bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện. Với mỗi loại hình bảo hiểm, mức đóng lại được quy định khác nhau.
- Thêm phụ huynh trình báo mất 200 triệu đồng sau cuộc gọi thông báo "con đang cấp cứu ở Bệnh viện Chợ Rẫy''
- Kinh hoàng 'quái xế' tông văng chiến sĩ CSGT khiến 2 người bị thương
Theo khoản 1 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014, hàng tháng, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ phải đóng số tiền sau vào quỹ hưu trí và tử tuất:
Mức đóng BHXH bắt buộc = 8% x Mức tiền lương tháng đóng BHXH
Trong đó: Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc cao nhất = 20 x Mức lương cơ sở
Bên cạnh đó, từ ngày 1/7/2023, lương cơ sở được điều chỉnh tăng từ 1,49 triệu đồng lên thành 1,8 triệu đồng. Do đó, mức đóng BHXH bắt buộc cao nhất sẽ được xác định như sau:
Từ 1/1/2023 - Đến hết ngày 30/6/2023:
- Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc cao nhất năm 2023: 20 x 1,49 triệu đồng/tháng = 29,8 triệu đồng/tháng
- Mức đóng BHXH bắt buộc cao nhất năm 2023: 8% x 29,8 triệu đồng/tháng = 2.384.000 đồng/tháng
Từ ngày 1/7/2023
- Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc cao nhất năm 2023: 20 x 1,8 triệu đồng/tháng = 36 triệu đồng/tháng
- Mức đóng BHXH bắt buộc cao nhất năm 2023: 8% x 36 triệu đồng/tháng = 2.880.000 đồng/tháng
Người lao động xin đóng bảo hiểm cao hơn hơn lương trong hợp đồng được không?
Tiền lương tháng đóng BHXH là khoản tiền mang tính chất cố định và được xác định cụ thể theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Do đó, người lao động không thể xin đóng bảo hiểm theo mức lương cao hơn tiền lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động.
Điều 89 Luật BHXH năm 2014 đã nêu rõ, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động, bao gồm:
- Mức lương theo công việc hoặc chức danh được thỏa thuận trong hợp đồng lao động.
- Các khoản phụ cấp lương dùng để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng chưa tính đến hoặc có tính nhưng chưa đầy đủ.
- Các khoản bổ sung mà xác định được số tiền cụ thể và được trả thường xuyên cùng với mức lương được thỏa thuận trong hợp đồng tại mỗi kỳ trả lương.
Người lao động chỉ có thể đóng bảo hiểm ở mức cao nếu tiền lương theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động cao, chứ không thể tự ý đóng bảo hiểm ở mức cao.