Từ ngày 1/7/2023 sẽ tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng, theo đó, mức đóng bảo hiểm y tế của người lao động, công chức, viên chức cũng tăng lên đáng kể.
- Những thay đổi về mức đóng BHXH tối thiểu và tối đa từ năm 2023 người lao động cần nắm rõ
- Cụ bà 70 tuổi nhặt ve chai chăm chồng mù lòa, nuôi 2 cháu nội mồ côi
Mức đóng bảo hiểm y tế của người lao động tăng
Tại khoản 1 Điều 18 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định, mỗi tháng, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động sẽ phải đóng bảo hiểm y tế theo mức sau:
Mức đóng bảo hiểm y tế của người lao động = 1,5% x tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Mà tại khoản 3 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội quy định, mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối đa chỉ bằng 20 tháng lương cơ sở.
Do đó, khi lương cơ sở tăng từ ngày 1/7/2023 thì mức đóng bảo hiểm y tế tối đa của người lao động sẽ tăng từ 447.000 đồng/tháng lên thành 540.000 đồng/tháng.
Tăng mức đóng bảo hiểm y tế tối đa của công chức, viên chức
Theo Khoản 1 Điều 18 và Khoản 1 Điều 17 Quyết định 595/QĐ-BHXH, mỗi tháng, cán bộ, công chức viên chức sẽ phải đóng Quỹ Bảo hiểm y tế theo tỷ lệ sau:
Mức đóng bảo hiểm y tế của công chức, viên chức = 1,5% x tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Trong đó, tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của công chức, viên chức là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm (tính theo lương cơ sở và hệ số tương ứng) và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
Mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối đa bằng 20 tháng lương cơ sở.
Vì vậy, khi lương cơ sở tăng lên 1,8 triệu đồng/tháng từ ngày 1/7/2023 thì mức đóng bảo hiểm y tế tối đa của công chức, viên chức cũng sẽ tăng theo, tăng từ 447.000 đồng/tháng lên 540.000 đồng/tháng.