Lý do một trường Đại học danh giá trực thuộc Oxford đổi tên thành nữ tỷ phú giàu nhất Việt Nam

Xã hội 03/11/2021 15:48

Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo đang làm "dậy sóng" tại 2 châu lục sau khi một trường trực thuộc đại học Oxford ra thông báo kế hoạch đổi tên sau khi nhận được khoản tài trợ 155 triệu bảng Anh (tương đương 211 triệu USD) từ Tập đoàn Sovico (Sovico Holdings).

Là trường tập trung đào tạo sau đại học thuộc Đại học Oxford (Anh), Trường Cao đẳng Linacre thông báo sẽ đổi tên thành Thao College sau khi nhận được khoản quyên góp đầu tiên từ Sovico. Sau đó, các cộng đồng doanh nhân, trí thức tại châu Âu và châu Á đổ dồn về bà Thảo - người sẽ thay thế Linacre, tên của vị bác sĩ Anh Thomas Linacre (1460 - 1524) - người tưởng chừng không thể thay thế trong suốt gần 60 năm qua.

Nữ doanh nhân Nguyễn Thị Phương Thảo trở thành nữ tỷ phú tự thân đầu tiên sau khi thành lập Vietjet Air. Theo thông tin chia sẻ từ Forbes, tài sản của bà Thảo được đánh giá ở mức 2,7 tỷ USD, đến từ cổ phần sở hữu tại Vietjet Air, HDBank và nhiều dự án bất động sản, năng lượng cũng như cổ phần tại tập đoàn Sovico - nơi mà bà Thảo giữ vai trò Chủ tịch HĐQT.

nguyen thi phuong thao
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, người sáng lập hãng hàng không Vietjet, là một trong những nữ tỷ phú tự thân của châu Á - Ảnh: Reuters

Bà Thảo sinh năm 1970. Trước khi chuyển đổi lĩnh vực ngành hàng không Việt Nam và xây dựng đế chế kinh doanh cùng với chồng của mình, bà Thảo đã hoàn thành 3 tấm bằng đại học tại Liên Xô cũ. Ngay từ rất sớm, bà Thảo bắt đầu công việc kinh doanh bằng hoạt động nhập khẩu cao su và máy fax. Nền văn hóa Slavic có tác động mạnh mẽ tới bà Thảo. Vậy nên, bà từng biểu diễn một bài hát tiếng Nga tại một trong nhiều hội nghị kinh doanh ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Với giọng nói nhỏ nhẹ, luôn xuất hiện với kính mắt và vóc dáng thon gọn, bà Thảo duy trì lịch trình làm việc dày đặc một cách rất thường xuyên. Trong những năm gần đây, các dự án cá nhân của bà Thảo đã được công bố ở các tạp chí trên chuyến bay của Vietjet và các phương tiện truyền thông, bao gồm cả các hoạt động cứu trợ nhân đạo lũ lụt và dịch bệnh Covid-19.

Khoản tài trợ khổng lồ cho Linacre gây ra một số phản ứng trái chiều. Rất nhiều kênh thông tin truyền thông của Việt Nam ca ngợi hành động này là hào phóng và đầy tham vọng. Tuy nhiên, có rất nhiều thắc mắc quanh việc tại sao bà Thảo lại tài trợ hàng trăm triệu USD vào một trường đại học tại Anh Quốc - nơi có thu nhập bình quân đầu người cao gấp 14 lần Việt Nam? 

"Việt Nam còn nghèo. Chúng ta cần tiền", Phạm Quý Thọ, nguyên trưởng khoa chính sách công tại Học viện Chính sách và Phát triển, nói với Nikkei Asia. Ông đặt câu hỏi về việc gửi một khối tài sản như vậy ra khỏi đất nước, nơi có sự kiểm soát vốn nghiêm ngặt, nói rằng "không ai có thể hiểu được" số tiền đã đi đâu. Một bài đăng trên trang tin tức của chính phủ Việt Nam cho biết số tiền ủng hộ 7,5 triệu bảng Anh sẽ tài trợ học bổng cho người Việt Nam và những người khác trong khu vực.

nguyen thi phuong thao 1
Nguyễn Thị Phương Thảo và Hiệu trưởng Nick Brown College Linacre ký biên bản vào ngày 31 tháng 10 - Ảnh: Sovico

Trong số các cựu sinh viên Linacre, cũng có những tiếng nói hoài nghi và trái chiều. Craig Monk, người hiện đang quản lý tại Đại học MacEwan ở Edmonton (Canada) cho biết: "Quyền đặt tên cho các cơ sở hoặc ngày càng nhiều, cho các chương trình không phải là hiếm. Tôi thực sự không thấy thoải mái về thông báo này của Linacre College, kiểu như có nhiều thứ có thể mua được bằng tiền ở Đại học Oxford".

Theo thông tin từ trường Linacre, ngôi trường này được thành lập 59 năm trước và nhận rất ít tài trợ so với các trường khác trực thuộc Oxford. Theo biên bản ghi nhớ giữa 2 bên, đây là một sự đóng góp mang tính chuyển đổi. Theo truyền thông địa phương, con trai của Thảo đã đăng ký nhập học tại Oxford.

Nữ doanh nhân chia sẻ: "Tôi đã đến thăm Oxford nhiều lần. Tôi rất ấn tượng về môi trường học thuật tại Đại học Oxford. Tôi tin rằng Oxford là nơi phù hợp để biến mong muốn đóng góp lâu dài của tôi cho nhân loại thông qua giáo dục, đào tạo và nghiên cứu thành hiện thực".

Để phục vụ tham vọng mở rộng thị trường và thị phần tại châu Âu, Vietjet Air cũng ký kết hợp đồng mua bán động cơ máy bay với Rolls-Royce trị giá 400 triệu USD. Theo phát biểu từ trường Linacre, Vietjet đã tạo cơ hội bay lần đầu tiên cho hàng triệu người Việt Nam bằng việc bán vé giá dưới 50 USD. Vietjet cũng nghiên cứu giảm khí thải từ hoạt động khai thác đường bay.

Ngoài ra, Tập đoàn Sovico cam kết rằng tất cả các công ty con của tập đoàn sẽ đạt mức khí thải carbon về 0 vào cuối năm 2050 với sự hỗ trợ nghiên cứu từ các giáo sư, học giả hàng đầu của Oxford.

Hà Nội: Sẵn sàng chấp nhận không 'Zero Covid', không thể đợi tiêm hết vắc xin hoặc không có COVID-19 mới cho học sinh đi học

Vào ngày 2/11, trên cơ sở thực hiện tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em, thành phố sẽ thực hiện dần từng bước cho học sinh trở lại trường.

TIN MỚI NHẤT