Thời điểm kiểm tra, ghi nhận cơ sở có hoạt động trong lĩnh vực khám, chữa bệnh nhưng chưa được cấp giấy phép hoạt động theo quy định.
- Hải Phòng: Người đàn ông bị đâm 1 nhát chí mạng, tử vong trong đêm
- Kinh hãi phát hiện 4 tấn da bò đang phân hủy, chờ thời điểm tung ra dịp cuối năm
Theo Báo Dân Trí, liên quan đến vụ việc cơ sở Manhattan (địa chỉ 330-332 Cao Thắng, phường 12, quận 10) bị tố cáo hoạt động thẩm mỹ trái phép, tiêm chất lạ vào vùng ngực gây biến chứng cho khách hàng, Thanh tra Sở Y tế đã phối hợp với Phòng Y tế quận 10 cùng các cơ quan chức năng phường 12, quận 10 kiểm tra hoạt động của Công ty TNHH Viện thẩm mỹ Quốc tế Manhattan. Qua xem xét hồ sơ, Thanh tra Sở Y tế TPHCM nhận thấy cơ sở trên có tính chất đối phó với cơ quan quản lý nhà nước. Cụ thể, cơ sở tái phạm hành vi hoạt động khám bệnh, chữa bệnh không phép, không chấp hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra Sở Y tế.
Đáng chú ý, cơ sở này đã thực hiện các hợp đồng chuyển nhượng không số giữa các cá nhân là chủ cơ sở, để tránh việc xử lý vi phạm hành chính của cơ quan chức năng, cũng như tránh giải quyết các thông tin phản ánh của khách hàng sử dụng dịch vụ tại cơ sở.
Trước đó, chị N.H.N.L. (32 tuổi, quê Lâm Đồng) đến thẩm mỹ viện Manhattan (số 330-332 Cao Thắng, phường 12, quận 10) để "nâng ngực không xâm lấn" theo quảng cáo hấp dẫn trên mạng xã hội và sự tư vấn của nhân viên cơ sở.
Tại đây, chị có 2 lần nâng ngực bằng phương pháp được cho biết là "cấy tế bào gốc", với tổng chi phí 120 triệu đồng, cam kết bảo hành không giới hạn, hiệu quả 99%. Tuy nhiên sau đó, ngực người phụ nữ bị áp xe, có mủ và máu chảy không ngừng. Chị L. đến cơ sở Manhattan xử lý áp xe nhưng không hiệu quả, nên tự đi khám và được kết luận biến chứng do tiêm chất làm đầy.
Khi nữ khách hàng quay lại thẩm mỹ viện Manhattan đòi quyền lợi thì được đại diện cơ sở cho biết nơi này đã được bán lại cho người khác, không còn liên quan đến chủ cũ.
Cẩn thận tiền mất tật mang khi thẩm mỹ ngực
Theo VTV, Các chuyên gia trong lĩnh vực phẫu thuật thẩm mỹ khẳng định không có phương pháp nâng ngực nào bằng sóng xung kích hay đệm mô lipid, đây chỉ là những chiêu trò lừa đảo.
Các chuyên gia thẩm mỹ khuyến cáo, ngay cả với các chất được cấp phép sử dụng như filler cũng được khuyến cáo không nên tiêm vào ngực, mông hoặc khoảng trống giữa các cơ để tạo đường nét hoặc cải thiện cơ thể trên quy mô lớn bởi điều này dễ dẫn đến các tổn thương nghiêm trọng, bao gồm tình trạng đau kéo dài, để lại sẹo, nhiễm trùng, biến dạng vĩnh viễn, thậm chí tử vong.
Ths.Bs Hồ Cao Vũ - thông tin thêm trên Người Đưa Tin: “Chị em làm đẹp để bản thân thấy tự tin hơn là nhu cầu rất chính đáng. Tuy nhiên, làm đẹp thế nào để vừa đạt được yếu tố thẩm mỹ như mong muốn, vừa đảm bảo an toàn cho sức khỏe, hạn chế tối đa rủi ro không mong muốn là vấn đề cần phải cân nhắc. Đặc biệt là nên lựa chọn bác sĩ chuyên môn dày dặn kinh nghiệm.
Bên cạnh đó, cần cân nhắc kỹ nhu cầu, thể trạng của mình để lựa chọn những dịch vụ thẩm mỹ phù hợp. Không nên ham rẻ, nóng vội làm đẹp ngay mà tin vào những lời quảng cáo "có cánh" của các đơn vị làm đẹp "chui", dẫn đến những hậu quả không mong muốn, tổn hại cả về sức khỏe, tiền bạc và tinh thần của chính mình.