Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, Việt Nam có 2.532 trẻ em bị mồ côi, trong đó có 81 trẻ em mồ côi cả cha lẫn mẹ.
- Giá xăng đạt mức cao nhất trong vòng hơn 7 năm qua, 'tiến sát' 25.000 đồng/lít
- Bộ GTVT đề xuất 'mở cửa' đường bay quốc tế thường lệ năm 2022, hành khách cần đảm bảo yêu cầu gì?
Theo chia sẻ thông tin từ Sức khoẻ và đời sống, vào chiều ngày 10/11, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung.
ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga – Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương chất vấn liên quan đến vấn đề giải pháp hỗ trợ, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi do đại dịch COVID-19. Về vấn đề này, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, do tác động của đại dịch COVID-19, Việt Nam có 2.532 trẻ em bị mồ côi, trong đó có 81 trẻ em mồ côi cả cha lẫn mẹ.
Về chế độ bảo trợ đối với trẻ em, Bộ trưởng đề cập đến quy định về chính sách đối với trẻ em trong các làng SOS. Tham khảo mức hỗ trợ chung chăm sóc trẻ em mồ coi so với thế giới thì khoảng 1,1-1,8 triệu đồng.
Tại Việt Nam, những trẻ mồ côi có người thân chăm sóc thì mức hỗ trợ cũng đạt 1,8 triệu đồng. Với số cháu mồ côi do dịch COVID-19, ngoài các chính sách đã có, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể đã vận động hỗ trợ các cháu tương đối tốt. Phương châm là vận động để tới nay các cháu đều có mái ấm gia đình, đều có người thân đỡ đầu, trường hợp không còn người thân thì lo tìm mẹ cho các cháu.
Bên cạnh đó, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam hỗ trợ tất cả các cháu mồ côi 5 triệu đồng, các cháu mồ côi cả cha lẫn mẹ được tặng sổ tiết kiệm 20 triệu đồng. Phương châm của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội là vận động để tất cả các cháu đều có mái ấm gia đình, đều có người thân đỡ đầu.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ thêm: "Hiện nay cả 81 cháu đều được sống với người thân, trong trường hợp không có người thân chúng tôi và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam sẽ tìm mẹ đỡ đầu cho các cháu. Trường hợp xấu nhất mới đưa vào các trung tâm bảo trợ xã hội".