Vụ sạt lở đất đã xảy ra khiến khiến 1 kho chứa vật liệu xây dựng đổ sập, số vật tư trong kho bao gồm phân bón, xi măng bị vùi lấp hoàn toàn.
- Ám ảnh hiện trường sạt lở đất khiến 4 người trong gia đình tử vong tại Bắc Kạn: Tan hoang, tang tóc, chiếc giường ngủ bị vùi lấp hoàn toàn
- Sau 1 đêm mất hết người thân, bé gái sống sót duy nhất trong vụ sạt lở ở Bắc Kạn tỉnh dậy trong đau đớn, ám ảnh khoảnh khắc cả nhà bị vùi lấp
Theo thông tin từ báo Sức khoẻ Đời sống, sự việc xảy ra vào khoảng 5h10 sáng ngày 14/7, tại khu vực thuộc tổ 1, thị trấn Cốc Bài, huyện Sín Mần. Vụ sạt lở đất đã xảy ra khiến khiến 1 kho chứa vật liệu xây dựng đổ sập, số vật tư trong kho bao gồm phân bón, xi măng bị vùi lấp hoàn toàn.
Cũng theo vị lãnh đạo này, rất may sự việc không gây thiệt hại về người. Nhà kho chứa vật liệu xây dựng rộng khoảng hơn 100m2.
"Vụ sạt lở cũng ảnh hưởng trực tiếp đến 1 hộ dân bên cạnh. Hộ dân này cũng đã được di chuyển đến nơi an toàn ngay trong sáng nay", lãnh đạo huyện Sín Mần thông tin.
Dẫn tin từ báo Tuổi Trẻ, theo Tổng cục Khí tượng thủy văn, sạt lở đất là loại hình thiên tai xảy ra thường xuyên tại các tỉnh miền núi gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản của nhân dân. Từ năm 2000 - 2022 đã xảy ra hơn 440 trận lũ quét, sạt lở đất, làm chết và mất tích 1.129 người, phạm vi và mức độ thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất gây ra ngày càng gia tăng.
Điển hình, trong năm 2023 đã xảy ra 29 đợt, với thống kê chưa đầy đủ đã có trên 150 điểm lũ quét, sạt lở đất trên phạm vi 35 tỉnh gây thiệt hại không nhỏ về người và tài sản. Ví dụ, đợt sạt lở đất vào tháng 7-2023 tại đèo Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng đã làm 4 người chết hay lũ quét, sạt lở đất ở Mù Cang Chải (Yên Bái) và một số tỉnh miền núi phía Bắc làm 11 người chết.
Năm 2024 cũng đã xảy ra một số vụ sạt lở đất nghiêm trọng như ở Bắc Kạn làm 4 người chết (tháng 6-2023) và mới nhất là ở Hà Giang làm ít nhất 11 người chết.
Về nguyên nhân, Tổng cục Khí tượng thủy văn cho biết các chuyên gia địa chất đã nhấn mạnh tác động nhân sinh từ các hoạt động của con người như bạt núi để xây dựng công trình giao thông - dân dụng, khai thác - chặt phá rừng, khai thác mỏ, canh tác nông - lâm nghiệp... làm thay đổi địa mạo, cấu trúc, làm mất ổn định mái dốc, giảm khả năng giữ nước là nguyên nhân gia tăng nguy cơ lũ quét, sạt lở ở nhiều nơi, đặc biệt là ven các tuyến đường giao thông.
Ngoài ra, các trận mưa lớn kéo dài nhiều ngày, mưa lớn trong thời gian ngắn xuất hiện ngày càng nhiều do biến đổi khí hậu cũng là yếu tố kích hoạt có thể làm tăng khả năng xảy ra lũ quét và sạt lở đất.
Ông Vũ Trọng Hồng, nguyên thứ trưởng Bộ NN&PTNT, cho biết khi xảy ra mưa lớn, hiện tượng sạt lở đất thường rơi vào những mái dốc bị mất an toàn (dốc thuận - dốc dễ trượt).
Thứ nhất, gần đây hiện tượng nắng hạn nhiều nên đất bị khô, nhất là đất pha cát thì khi bị khô rồi sẽ không còn chất dính nữa. Do vậy, khi có mưa lớn thì rất dễ sạt trượt. Thứ hai, các đơn vị phụ trách, quản lý giao thông đường không thường xuyên kiểm tra việc con người có các hoạt động có thể gây ra sạt lở như đào bới, chặt phá cây tự nhiên... làm gia tăng thêm nguy cơ sạt lở đất.
Để giảm thiểu thiệt hại, ông Hồng cho rằng trước mùa mưa hoặc trước đợt mưa lớn ngành giao thông hay chính quyền địa phương cần đi khảo sát, đánh giá cả hai yếu tố kể trên để có phương án cảnh báo, ứng phó phù hợp.