Giá vàng hôm nay, 24/3/2024, vàng trong nước tăng đột biến sau đợt giảm sâu, trong khi đó, vàng thế giới ghi nhận giảm giá phiên cuối tuần.
- Giá vàng hôm nay, 22/3/2024: Lao dốc không phanh, vàng nhẫn giảm sốc gần 1 triệu đồng/lượng
- Giá vàng hôm nay 21/3/2024: Vàng nhẫn đảo chiều lao dốc, có nên tranh thủ mua vào tích trữ?
Nguồn tin từ báo Quân Đội Nhân Dân, giá vàng một số thương hiệu trong nước được điều chỉnh tăng với mức tăng cao cao nhất là 900.000 đồng/lượng. Hiện tại, giá vàng miếng các thương hiệu được niêm yết cụ thể như sau:
Giá vàng SJC ở khu vực Hà Nội và Đà Nẵng niêm yết ở mức 78 triệu đồng/lượng mua vào và 80,32 triệu đồng/lượng bán ra. Tại TP Hồ Chí Minh, vàng SJC vẫn đang mua vào mức tương tự như ở khu vực Hà Nội và Đà Nẵng nhưng bán ra thấp hơn 20.000 đồng. Như vậy, so với rạng sáng qua, giá vàng SJC đã được điều chỉnh tăng 300.000 đồng ở chiều bán.
Trong khi đó, DOJI tại khu vực Hà Nội đã được điều chỉnh tăng 400.000 đồng ở cả 2 chiều lên lần lượt 78,1 triệu đồng/lượng mua vào và 80,1 triệu đồng/lượng bán ra. Tại TP Hồ Chí Minh, vàng thương hiệu này đang mua vào và bán ra mức tương tự như ở khu vực Hà Nội, tăng 900.000 đồng ở cả 2 chiều.
Giá vàng Vietinbank neo ở mức 78 triệu đồng/lượng mua vào và 80,02 triệu đồng/lượng bán ra. Vàng miếng thương hiệu PNJ đang mua vào mức 78,1 triệu đồng/lượng mua vào và 80,3 triệu đồng/lượng bán ra, tăng 500.000 đồng chiều mua và 600.000 đồng giá bán.
Giá mua và giá bán vàng thương hiệu Bảo Tín Minh Châu đang lần lượt là 78,05 triệu đồng/lượng và 79,95 triệu đồng/lượng, tăng 750.000 đồng ở cả 2 chiều so với rạng sáng qua.
Nguồn tin từ báo Công Thương, theo Kitco, giá vàng thế giới ghi nhận lúc 5h00 hôm nay theo giờ Việt Nam giao ngay ở mức 2.165,310 USD/ounce. Quy đổi theo tỷ giá hiện hành tại Vietcombank, vàng thế giới có giá khoảng 63,945 triệu đồng/lượng (chưa tính thuế, phí). Như vậy, giá vàng miếng của SJC vẫn đang cao hơn giá vàng quốc tế là 14,055 riệu đồng/lượng.
Vàng đã giảm xuống còn 2.165 USD/ounce khi chốt giá tuần giao dịch, kéo dài mức giảm từ phiên trước đó trong bối cảnh đồng Đô la mạnh lên do đặt cược rằng các ngân hàng trung ương lớn khác có thể bắt đầu cắt giảm lãi suất sớm hơn Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).
Trước đó, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) phát đi tín hiệu về khả năng cắt giảm lãi suất 3 lần trong năm nay, ngay cả khi lạm phát trên mức mục tiêu 2%. Điều này giúp đẩy giá vàng lên mức cao kỷ lục mới. Ngày 21/3, giá vàng thế giới tăng lên mức kỷ lục mới trên 2.200 USD/ounce. Kể từ giữa tháng 2, giá vàng đã tăng 12%.
Các nhà giao dịch dự đoán có tới 72% khả năng FED sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất vào tháng 6/2024, tăng từ mức 65% trước khi có quyết định từ cuộc họp mới nhất.
Hôm thứ Năm, Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ bất ngờ cắt giảm lãi suất chính sách chính do đồng franc mạnh lên. Ngân hàng Anh cũng đưa ra quyết định tạm dừng ôn hòa vì hai quan chức trước đây đã bỏ phiếu ủng hộ việc tăng lãi suất hiện đã ủng hộ quyết định này.
Phillip Streible, Giám đốc chiến lược thị trường tại Blue Line Futures, cho rằng đồng tiền của Thụy Sỹ giảm giúp đẩy chỉ số USD lên mức cao, điều này đã gây tổn hại cho vàng.
Trong khi đó, Ngân hàng Nhật Bản chuyển hướng chống lại lãi suất âm và chấm dứt kiểm soát đường cong lợi suất, nhưng dự kiến sẽ vẫn duy trì chính sách thích ứng trong thời điểm hiện tại.
Ông Daniel Ghali, chiến lược gia hàng hóa tại TD Securities, cho biết động lực mua vào dường như tạm thời cạn kiệt. Giá vàng đang điều chỉnh. Tuy nhiên, vàng vẫn còn nhiều dư địa để tăng giá khi FED cắt giảm lãi suất. Lãi suất thấp khiến vàng trở nên rẻ hơn với các nhà đầu tư nắm giữ các loại tiền tệ khác.
Giới phân tích nhận định với áp lực lạm phát, quan điểm của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) về 3 lần giảm lãi suất trong năm 2024, giá vàng thế giới sẽ phản ứng tích cực trong thời gian tới.