Nhiều người dân trên địa bàn TP.HCM bày tỏ quan ngại trước giá gas tăng cao như hiện tại. Từ ngày giá gas leo thang, mỗi lần đi chợ, nhiều hộ gia đình thậm chí phải tìm mua những loại thực phẩm dễ chế biến, nhanh chín nhất.
- Vụ nổ bình gas kinh hoàng ở Hà Nội: 3 người bị mắc kẹt dẫn đến tử vong
- Khi đang ăn lẩu, bình gas mini đột nhiên phát nổ, người đàn ông bị bỏng nặng vùng mặt và cổ
Theo nguồn tin từ Tuổi Trẻ, sau đợt điều chỉnh vào đầu tháng 3/2022, giá gas đang được sử dụng phổ biến trong các hộ dân đã vượt mức 500.000 đồng/bình 12kg và dự báo sẽ tiếp tục tăng thêm 19.000 đồng/bình 12kg vào đầu tháng 4/2022, theo dữ liệu ghi nhận vào ngày 3/3.
Trả lời với nguồn trên, nhiều người dân trên địa bàn TP.HCM bày tỏ quan ngại trước giá gas tăng cao như hiện tại. Từ ngày giá gas leo thang, mỗi lần đi chợ, nhiều hộ gia đình thậm chí phải tìm mua những loại thực phẩm dễ chế biến, nhanh chín nhất.
7 mẹo hay tiết kiệm đến 50% lượng gas khi nấu
- Điều chỉnh ngọn lửa vừa phải
Trong khi nấu bạn hãy chú ý tới ngọn lửa, chỉ cần điều chỉnh núm bếp gas sao cho ngọn lửa vừa với đáy nồi là được. Ngọn lửa quá lớn vừa tốn gas mà món ăn của bạn lại lâu chín bở
- Chọn dụng cụ nấu phù hợp
Nên chọn loại nồi phù hợp với lượng thức ăn cần nấu. Hạn chế nấu một lượng thức ăn nhỏ trong một chiếc nồi to, như vậy sẽ rất lãng phí gas. Nếu bạn cần nấu những món như ninh, hầm xương thì nên nấu bằng nồi áp suất, vừa giúp thức ăn nhanh chín, mềm mà còn tiết kiệm gas khi nấu.
- Thường xuyên vệ sinh bếp ga
Mỗi ngày sau khi nấu, bạn nên chùi rửa bếp gas, để những cặn bẩn không đọng lại làm bít các lỗ khí (đường dẫn gas). Nếu không chùi rửa thường xuyên, lỗ khí sẽ dễ bị bít khiến gas không ổn định, ngọn lửa không cháy đều dẫn tới nấu thức ăn lâu hơn và hao gas.
- Không chế nước trong khi đun nấu
Khi đun nấu, nếu thấy cần thiết mới thêm nước. Ví dụ khi luộc mì sợi, tùy lượng mì mà đổ nước cho vừa. Nếu hấp thức ăn, đặc biệt là hấp chín thực phẩm, bạn chỉ nên cho một lượng nước đủ dùng vào nồi. Nói chung, đổ nước sao cho hấp xong, trong nồi còn lại khoảng 1/2 bát nước là được. Nếu không, thời gian đun nước sôi sẽ kéo dài, lãng phí hơi gas.
- Khóa bình gas sau khi nấu ăn
Sau khi nấu ăn xong, bạn nên khóa bình gas lại. Một phần hạn chế được lượng gas bị thất thoát ra bên ngoài, một phần đảm bảo được an toàn cho người sử dụng, tránh được tình trạng rò rỉ gas, gây cháy nổ...
- Không nên bật tắt bếp nhiều lần khi nấu
Trước khi bắt tay vào chế biến món ăn cho gia đình mình, bạn nên chuẩn bị sẵn đầy đủ nguyên liệu và lên kế hoạch mình sẽ nấu những món ăn gì. Có như vậy, khi bật bếp gas lên, bạn mới có thể cho thức ăn vào nồi nấu một cách liên tục được. Việc bật tắt bếp gas nhiều lần trong một lần nấu sẽ gây tốn gas.
- Dùng vòng chắn gió cho bếp gas
Vòng chắn gió hay còn được gọi là kiềng tiết kiệm gas được làm bằng kim loại được dùng bao xung quanh đầu đốt, đang có bán rộng rãi tại các chợ và siêu thị.
Sản phẩm này sẽ giúp lượng nhiệt không bị tản khi đun, định hướng nhiệt đi thẳng lên đáy nồi. Lượng năng lượng có thể tiết kiệm được trong trường hợp này.