Một nữ sinh năm nay lên lớp 12 ở Hà Nội đến khám vì dùng dao cắt tay chảy máu, đáng nói là hành vi này lặp đi lặp lại chứ không phải là lần đầu tiên.
- 3 tỉnh miền Trung thống nhất 'nối lại' đường bay đến TP.HCM và một số tỉnh, thành trong nước
- Cảm động trước nữ học viên cảnh sát cõng người đàn ông gặp tai nạn trên đường
Thoe chia sẻ thông tin từ Infonet, các bệnh viện, khoa chuyên thần kinh, số người đến khám sức khỏe tâm thần gia tăng hơn bình thường sau khi Hà Nội nới lỏng các biện pháp chống dịch. Trong đó, nhóm tuổi vị thành niên, thanh niên chiếm tỷ lệ cao nhất. Đa số các em đến khám đều chung một nguyên nhân là do ảnh hưởng của dịch bệnh và việc phải ở nhà lâu ngày. Đặc biệt, trường hợp bị rối loạn lo âu, trầm cảm khá nặng, đến mức tự hành hạ cơ thể mình.
Bác sĩ Trần Thị Sáu - Khoa Khám bệnh (Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương) cho biết: “Một nữ sinh năm nay lên lớp 12 ở Hà Nội đến khám vì có hành vi gây tổn thương trên cơ thể. Cụ thể, nữ sinh này dùng dao cắt tay chảy máu, đáng nói là hành vi này lặp đi lặp lại chứ không phải là lần đầu tiên”.
Theo lời gia đình bệnh nhân, trước khi bước vào năm học mới, nữ sinh đã có biểu hiện lo âu, buồn chán và dùng vật sắc nhọn tự cắt vào tay. Gia đình cũng đã gọi điện cầu cứu bác sĩ và tình trạng được cải thiện sau đó. Sau thời gian chính thức bước vào năm học mới với hình thức học online, cô bé buồn chán, suy nghĩ tiêu cực, rất dễ nổi khùng.
Đáng chú ý hơn là nữ sinh có hành vi tự cắt tay, hành hạ cơ thể mình tiếp tục tái diễn nhiều lần. Nữ sinh này bộc bạch: “Mỗi khi làm đau bản thân như vậy, em cảm thấy thoải mái hơn”. Hiện tại, nữ sinh đang phải dùng thuốc kết hợp với các biện pháp điều trị tâm lý.
Ngoài ra, bác sĩ còn khuyến cáo các bậc phụ huynh cần theo dõi những thay đổi ở con. Điển hình như trước đây con vui vẻ, hoạt bát, ngoan hiền nhưng bỗng nhiên thấy con có những thay đổi bất thường về hành vi, hay cáu gắt, rối loạn giấc ngủ thì cần đi khám chuyên khoa tâm thần sớm. Đồng thời, bố mẹ không nên gây áp lực, không giao mục tiêu, đặt kỳ vọng quá lớn với con trẻ mà cần thường xuyên hỏi han, chia sẻ về những khó khăn trong quá trình học trực tuyến của con trong thời gian giãn cách.