Đề xuất cách xét nghiệm không cần dùng que ngoáy mũi: Dễ hơn, không cần huấn luyện, nhẹ nhàng và độ chính xác cao

Xã hội 28/09/2021 09:33

Một số nghiên cứu cho rằng mẫu từ mũi cho ra kết quả test Covid-19 chính xác hơn, nhưng một số nghiên cứu khác thì kết luận rằng mẫu nước miếng chính xác hơn.

Theo nghiên cứu của GS Nguyễn Văn Tuấn - Viện nghiên cứu Y khoa Garvan, Úc, phương pháp chuẩn "vàng" để chẩn đoán Covid-19 là xét nghiệm PCR, dựa trên chu kì khuếch đại (Cycle Threshold, Ct). Mẫu xét nghiệm thường lấy từ mũi hay cổ họng. Tuy nhiên, tại Việt Nam chủ yếu lấy mẫu từ mũi.

Lấy mẫu từ mũi có nghĩa là dùng một cái que chọc vào mũi để lấy đủ dung lượng. Người lấy mẫu phải được huấn luyện, và dù đã qua huấn luyện, cách làm này tương đối xâm phạm và gây khó chịu cho rất nhiều người. Một số người rất sợ lấy mẫu bằng cách ngoáy mũi vì họ cho rằng dễ bị tổn thương.

 Covid-19 1
Ảnh minh họa: Internet

Một cách làm khác là lấy mẫu nước miếng (không cần dùng que). Nước miếng hàm chứa virus SARS-CoV-2 rất nhiều. Nhiều nghiên cứu từ năm ngoái (Ý, Trung Quốc, Hồng Kong) cho thấy SARS-CoV-2 hiện diện trong nước miếng từ 87-100%. Lấy mẫu nước miếng thì dễ hơn, không cần huấn luyện, và nhẹ nhàng hơn so với chọc vào mũi.

 

Câu hỏi đặt ra là giữa mẫu nước miếng và mẫu lấy từ mũi, cái này cho ra kết quả chính xác hơn. Chính xác ở đây hiểu theo nghĩa là lấy PCR làm chuẩn vàng. Các nhà khoa học ở Singapore mới công bố một nghiên cứu nhằm trả lời câu hỏi đó.

 Covid-19 2
Ảnh minh họa: Internet

Họ làm nghiên cứu trên 337 mẫu, trong đó, 188 là có triệu chứng và 149 là không có triệu chứng covid. Họ so sánh độ chính xác (nói vậy cho dễ hiểu) 3 loại mẫu xét nghiệm Covid-19:

- Mẫu A: Ngoáy mũi do nhân viên y tế làm

- Mẫu B: Nước miếng

- Mẫu C: Tự ngoáy mũi

Xét nghiệm bằng PCR trên mẫu A cho ra 150 kết quả dương tính. Trong số này, 139 (93%) mẫu B cũng cho ra kết quả dương tính, so với 106 (71%) kết quả dương tính từ mẫu C. Như vậy, xét nghiệm trên nước miếng có độ nhạy cao hơn xét nghiệm trên mẫu tự lấy từ mũi.

Trong số 63 mẫu A có ngưỡng Ct < 30, mẫu B cho ra 62 (98.4%) kết quả dương tính, còn mẫu C cho ra 57 (90.5%) kết quả dương tính. Một lần nữa, mẫu từ nước miếng có độ nhạy cao hơn mẫu tự lấy từ mũi.

Một số nghiên cứu thì cho rằng mẫu từ mũi cho ra kết quả chính xác hơn, nhưng một số nghiên cứu khác thì kết luận rằng mẫu nước miếng chính xác hơn.

Vấn đề là chúng ta phải đánh giá bằng chứng khoa học. Các nghiên cứu trước đây thường có số tình nguyện viên rất thấp (thường là vài chục người, hay cao hơn là chừng 100), nên kết quả có nhiều bất định. Còn nghiên cứu của nhóm Singapore thì số cỡ mẫu lớn (hơn 300), nên đó là một ưu điểm.

Nghiên cứu ở Singapore còn dùng cả công nghệ NGS để đánh giá kết quả xét nghiệm, và đây là một ưu điểm lớn mà các nghiên cứu trước không có. Ngoài ra, họ còn so sánh hai xét nghiệm trong mỗi mẫu để cho thấy quả thật xét nghiệm trên nước miếng là đáng tin cậy. 

 

TP.HCM: Dự kiến tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho gần 650.000 học sinh, tổ chức diễn tập các tình huống có F0, F1, F2…

Sở GD&ĐT TP.HCM vừa triển khai công tác đảm bảo an toàn phòng chống dịch COVID-19 cho học sinh, giáo viên sau ngày 30/9 cho khoảng 1.500 trường học

TIN MỚI NHẤT