Đau lòng nữ sinh chi 7 triệu đồng/ngày sử dụng bóng cười, dọa kiện cả mẹ vì bị bắt vào viện tâm thần

Xã hội 12/08/2022 11:50

Hiện nay có rất nhiều thanh thiếu niên sử dụng chất gây nghiện như bóng cười, tuy nhiên họ vẫn nghĩ đây là một sản phẩm mua vui, không có tác hại hay tính chất gây nghiện.

Đáng nói, bóng cười chính là một trong những sản phẩm có nhiều tác hại. Theo VietNamNet, tại Hội thảo Sử dụng chất gây nghiện ở thanh thiếu niên, PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn - Viện trưởng Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) chia sẻ thêm: Trước đây, chất gây nghiện là thuốc phiện sau đó thêm heroin, rượu, thuốc lá, thuốc lá điện tử. Hiện nay, chất gây nghiện phong phú hơn với sự xuất hiện của ketamine, thuốc lắc, nấm ảo giác, khí cười... Bên cạnh đó, còn có xu hướng trộn nhiều loại với nhau, tăng cảm giác kích thích khi sử dụng.

Đau lòng nữ sinh chi 7 triệu đồng/ngày sử dụng bóng cười, dọa kiện cả mẹ vì bị bắt vào viện tâm thần - Ảnh 1
Rất nhiều thanh thiếu niên hiện nay sử dụng chất gây nghiện bóng cười nhưng chỉ nghĩ là trò mua vui, không gây ảnh hưởng. Ảnh: Internet

PGS Tuấn cho rằng, những sản phẩm này rất nguy hiểm, ảnh hưởng rất lớn đến thần kinh, cũng như thể chất của người dùng. Tuy nhiên, hầu hết giới trẻ lại không nhận ra điều đó, khi vào viện vẫn còn khẳng định chất mình dùng không phải chất cấm, chất gây nghiện. Việc sử dụng các chất gây nghiện mang tính giải trí này có tỷ lệ sử dụng ở cả giới nam và nữ, thuộc độ tuổi trẻ khiến không ít bậc phụ huynh lo lắng.

Thực chất, bóng cười là quả bóng bay được bơm khí Nitrous oxide (N2O) - một hợp chất vô cơ không màu có vị ngọt dịu, từng được dùng trong y tế với mục đích gây mê. Khi sử dụng, bóng cười sẽ khiến người bệnh cảm thấy hưng phấn tạm thời, cảm giác lâng lâng, cười sảng khoái nhưng sau đó nhanh chóng ức chế thần kinh. Bóng cười còn gây ảo giác, các dấu hiệu tương tự như sử dụng ma túy tổng hợp. 

Đau lòng nữ sinh chi 7 triệu đồng/ngày sử dụng bóng cười, dọa kiện cả mẹ vì bị bắt vào viện tâm thần - Ảnh 2
Bóng cười còn khiến người dùng mất khả năng lao động và học tập và trở thành tiền đề sử dụng ma túy trong các cuộc vui chơi. Ảnh: Internet

Sử dụng bóng cười thường xuyên có thể gây rối loạn tổn thương thần kinh ngoại biên, đi lại yếu, rối loạn trí nhớ, giấc ngủ, nhịp tim, hạ huyết áp, suy tủy, giảm khả năng sinh sản... Người dùng quá liều bóng cười sẽ ngạt thở, tê liệt tay chân, trầm cảm, nguy cơ tử vong. Ngoài ra, bóng cười còn khiến người dùng mất khả năng lao động và học tập và trở thành tiền đề sử dụng ma túy trong các cuộc vui chơi.

Theo ghi nhận của báo Phụ nữ Việt Nam, một nữ sinh N.A. (16 tuổi, ở Vĩnh Phúc) từng chi 5-7 triệu đồng/ngày cho một lần sử dụng bóng cười đã 3 lần phải nhập viện tâm thần. Nữ bệnh nhân này bắt đầu xuất hiện ảo giác, nói nhảm và mệt mỏi từ khi sử dụng bóng cười.

Đáng nói, khi đến viện, nữ sinh này cho biết bản thân tìm hiểu rất kỹ về bóng cười. Sau mỗi lần dùng, nữ sinh chủ động thuê người đến nhà để truyền vitamin B12 (dùng nhiều bóng cười sẽ dẫn đến thiếu hụt vitamin B12). Bác sĩ chia sẻ thêm, nữ bệnh nhân rất hiểu biết về các chất gây nghiện này. Khi mới vào viện, cô bé còn dọa sẽ kiện mẹ với lý do "bóng cười không phải là chất cấm, mẹ không thể bắt con vào viện”. Lại nói sau khi xét nghiệm, nữ sinh này được chỉ định thiếu hồng cầu chứ không thiếu vitamin B12.

Đau lòng nữ sinh chi 7 triệu đồng/ngày sử dụng bóng cười, dọa kiện cả mẹ vì bị bắt vào viện tâm thần - Ảnh 3
Bệnh nhân nhập viện điều trị hít bóng cười. Ảnh: Vnexpress

Một nam sinh khác cũng sử dụng cần sa, sau đó dùng thêm bóng cười, ketamin. “Cậu bé này tìm hiểu kỹ là dùng mấy hơi sẽ như thế nào, ví dụ 5 hơi em sẽ bị quá liều, 3 hơi là phê”. Sau 1 lần biết hút 5 hơi sẽ quá liều với em nhưng vẫn cố tình hút. Thay vì cắn vào tấm bìa để sẵn phòng trường hợp hút nhiều, em đã cắn lưỡi dẫn đến phải nhập viện cấp cứu. Cả 2 bệnh nhân sau khi được phân tích đã giảm bớt tiêu cực, bệnh nhân nữ hứa sẽ chấp nhận từ bỏ. Với trường hợp của nữ sinh, bác sĩ nhận định vẫn còn có thể điều trị, cấp cứu. Trước đó, nhiều trường hợp nặng nề đến mức tê yếu liệt chi, phải đi xe lăn đến viện, khi khám nghiệm thì những chất này đã khiến thần kinh bị phá hủy, tổn thương.

Trao đổi với báo Phụ nữ Việt Nam, Ths.BS Toàn Phòng Tâm lý lâm sàng (Viện Sức khỏe tâm thần) nhấn mạnh việc điều trị khi trẻ sử dụng chất gây nghiện dựa vào gia đình là vô cùng quan trọng. Theo bác sĩ, trẻ vị thành niên sử dụng chất gây nghiện ngày càng nhiều, nguyên nhân một phần đến từ gia đình - khi gia đình không quan tâm đúng mức, có bất hòa, trẻ dễ muốn tìm niềm vui nơi khác, bằng những cách khác… Bên cạnh đó, nhiều em muốn chứng tỏ bản thân đã trưởng thành cũng dẫn đến lạm dụng và nghiện các chất này. Do vậy, bác sĩ Toàn nhấn mạnh đến vai trò của gia đình trong quá trình điều trị cho trẻ có vấn đề do sử dụng chất gây nghiện.

Theo hướng dẫn của bác sĩ Toàn, ngay khi phát hiện trẻ sử dụng chất gây nghiện, gia đình cần bày tỏ rõ quan điểm, cùng đồng hành để thay đổi hành vi của trẻ. Trong đó, việc gia đình theo dõi, giải quyết những vấn đề của trẻ đang gặp phải như stress, thích thể hiện bản thân, giải quyết các mẫu thuẫn gia đình… rất quan trọng, nhằm mục đích giúp trẻ không tái sử dụng chất gây nghiện.

Nghệ An: Hỗn chiến ngay đêm Rằm khiến 4 người thương vong, 2 nạn nhân tử vong tại chỗ: nạn nhân vừa đỗ vào trường Đại học danh tiếng

Mới đây, tại Nghệ An đã xảy ra vụ ẩu đả thương tâm khiến 4 người thương vong, trong đó 2 thanh niên đã không qua khỏi.

TIN MỚI NHẤT