Dù các đáp án trong câu hỏi này đều giống nhau, những tưởng sẽ trọn điểm ai ngờ lại khiến nhiều học sinh khóc thét.
- Chùm ảnh hài hước: Con gái chưa mọc tóc, mẹ vẫn tạo kiểu vì đam mê khiến dân mạng cười ngất
- Vụ li hôn hài hước nhất MXH: Vợ chồng ra tòa, nhưng khó chia con nên rủ nhau về đẻ thêm và cái kết bất ngờ
Nếu học sinh là vỏ quýt dày thì ắt hẳn các thầy cô sẽ là móng tay nhọn. Dù ở tình huống nào, trong giờ học hay các giờ kiểm tra, giáo viên luôn có cách để các học trò mắc bẫy, thách thức những cái tên "tinh ranh" nhất trong lớp. Thế nên dân mạng mới có nhiều tràng cười vỡ bụng từ những câu chuyện được kể trong lớp học.
Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện hình ảnh của một bài kiểm tra môn toán hình học. Đề bài với các câu hỏi liên quan đến tính toán hệ trục tọa độ mà nhiều học sinh đã quá quen thuộc khi còn học phổ thông. Điều gây chú ý là câu hỏi số 11 với đề cho tam giác nằm trên các tọa độ cho sẵn và yêu cầu học sinh tính tọa độ trọng tâm của tam giác này.
Điều lạ ở câu hỏi tưởng chừng quen thuộc này là ở đáp án, khi giáo viên cho liền tù tì các câu trả lười A, B, C, D đều là (2;-3). Thông thường, với những câu hỏi có đáp án trùng nhau như thế này, chắc chắn là thầy cô đang muốn "nương tay" để bạn gỡ điểm số mà không phải tốn quá nhiều công sức. Lẽ dĩ nhiên, khi có cả 4 đáp án trùng nhau như thế thì xác suất chính xác sẽ lên đến 100%.
Ây thế mà, đây là một chiêu gài bẫy có 1-0-2 của giáo viên này. Theo đó, câu trả lời chính xác nhất cho câu 11 này là một đáp số hoàn toàn khác, không hề có trong bất cứ những lựa chọn mà giáo viên đã cho. Đáp số được dân mạng tìm ra là (4;11/3). Điều này khiến nhiều học sinh choáng váng vì ăn "dưa bở" từ cú lừa ngoạn mục của giáo viên.
Cộng đồng mạng cho rằng, các bạn sẽ được tròn điểm câu này vì những đáp án trong 4 lựa chọn không cho kết quả đúng hoặc nếu cẩn thận hơn, học sinh nên thêm cả... đáp án E vào câu này để chắc chắn dành được điểm. Chẳng biết đây là lỗi vô tình hay cố ý, nhưng phải công nhận rằng, người ra đề thật cao tay để trị những học sinh nhanh nhảu đoảng và thích khoanh bừa trong các môn học trắc nghiệm.