Bước tiến mới trong điều trị bệnh thận mạn tại Việt Nam

Xã hội 27/11/2024 11:42

Việc chẩn đoán và điều trị sớm là chìa khóa giúp cải thiện tiên lượng và chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân bệnh thận mạn. Giúp họ có thêm thời gian sống với tình trạng sức khỏe ổn định hơn.

Vừa qua, Boehringer Ingelheim phối hợp cùng Hội Tim mạch học Việt Nam, Hội Tiết niệu - Thận học Việt Nam tổ chức chuỗi hội thảo khoa học với chủ đề “Chân trời mới cho phổ rộng bệnh nhân bệnh thận mạn: Cuộc cách mạng từ Empagliflozin”.

Hội thảo cập nhật những tiến bộ mới nhất trong thực hành lâm sàng và thảo luận chuyên sâu về chẩn đoán, điều trị bệnh thận mạn, quy tụ các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Tim mạch - Thận - Chuyển hóa trong nước và quốc tế, cùng 1.500 cán bộ nhân viên y tế tham gia.

Nhân dịp này, một chỉ định mới trong điều trị bệnh thận mạn vừa được Bộ Y tế phê duyệt và công bố. Mở ra chân trời mới trong điều trị hiệu quả cho bệnh thận mạn tại Việt Nam.

Bước tiến mới trong điều trị bệnh thận mạn tại Việt Nam - Ảnh 1

Hội thảo quy tụ các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Tim mạch - Thận - Chuyển hóa trong nước và quốc tế. Ảnh: VG

Theo các chuyên gia, bệnh thận mạn là một căn bệnh nguy hiểm thường gây ra chủ yếu bởi đái tháo đường và tăng huyết áp. Bệnh tiến triển âm thầm và không có triệu chứng rõ ràng cho đến khi tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng.

Tại Việt Nam có hơn 8,7 triệu người mắc bệnh thận mạn, chiếm 12,8% số người trưởng thành. Số ca mắc mới mỗi năm lên đến 8.000 ca và số bệnh nhân cần điều trị lọc máu do tiến triển của bệnh thận mạn, lên đến khoảng 800.000 người.

Bệnh thận mạn là gánh nặng kinh tế rất lớn đối với bệnh nhân và xã hội. Chi phí cho điều trị và lọc máu cao, chiếm đến 2-8% ngân sách y tế mỗi năm. Trong đó, chi phí y tế cho lọc máu cao gấp 3 lần so với chi phí quản lý bệnh thận mạn ở giai đoạn sớm.

Mặc dù được điều trị nhưng bệnh nhân bệnh thận mạn thường đối mặt với các hậu quả nghiêm trọng, bao gồm biến cố tim mạch, suy tim, tử vong do tim mạch, hoặc tiến triển đến bệnh thận giai đoạn cuối như chạy thận hoặc ghép thận.

Tử vong do bệnh thận mạn đứng thứ 8/10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam.

Các bệnh lý tim mạch - thận - chuyển hóa có mối quan hệ mật thiết với nhau, thường tồn tại đồng thời và có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh lý còn lại.

Cụ thể, hơn 60% bệnh nhân bệnh thận mạn có bệnh lý tim mạch, 30-40% bệnh nhân suy tim là có bệnh thận mạn, 40% bệnh nhân đái tháo đường có bệnh thận mạn, 16% bệnh nhân vừa suy tim đồng mắc đái tháo đường và bệnh thận mạn, 20-40% bệnh nhân suy tim có đái tháo đường, khoảng 1 trong 3 bệnh nhân đái tháo đường có bệnh lý tim mạch.

Do đó, việc điều trị bệnh thận mạn sẽ không phải cho một bệnh lý riêng lẻ mà cần phải điều trị và bảo vệ đồng thời trên cả 3 bệnh này.

Bước tiến mới trong điều trị bệnh thận mạn tại Việt Nam - Ảnh 2

Ngày 4/11 Empagliflozin đã được Bộ Y tế phê duyệt chỉ định điều trị cho bệnh thận mạn. Ảnh: VG

Theo các chuyên gia, việc chẩn đoán và điều trị sớm là chìa khóa giúp cải thiện tiên lượng và chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Giúp họ có thêm thời gian sống với tình trạng sức khỏe ổn định hơn; cải thiện triệu chứng; bảo vệ bệnh nhân khỏi nguy cơ biến chứng nguy hiểm, bao gồm tử vong do tim mạch.

Trong thời gian qua, đã có những bước tiến mới mang tính cách mạng trong điều trị bệnh thận mạn. Dựa trên hàng loạt thử nghiệm lâm sàng, Empagliflozin được phát minh nhằm mục đích chính để điều trị đái tháo đường, tuy nhiên lại có những hiệu quả điều trị rõ ràng trên các bệnh nhân suy tim, giúp giảm bớt tiến triển xấu ở các bệnh nhân suy thận mạn.

Bắc Bộ đón rét đậm, có nơi dưới 10 độ C

Bắc Bộ đón rét đậm, có nơi dưới 10 độ C. Riêng Hà Nội chuyển rét kèm mưa.

TIN MỚI NHẤT