Tình trạng mất cân bằng giới tính có thể khiến nhiều đàn ông Việt ế vợ trong tương lai.
- Người đàn ông tử vong bất thường trong lùm cây ở TP.HCM, người dân phát hiện nhiều điểm đáng ngờ
- 'Ám ảnh kinh hoàng': Nữ hướng dẫn viên du lịch tố tài xế 'gạ tình', sợ hãi khi bị đòi 'chiều một chút'
Sáng 20/6, chia sẻ với Zing News, tiến sĩ Phạm Vũ Hoàng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Dân số (Bộ Y tế), cho hay tình trạng mất cân bằng tỷ số giới tính khi sinh ở Việt Nam tuy xuất hiện muộn so với các nước nhưng tăng nhanh và lan rộng.
Ông Hoàng cho biết hiện tượng này xuất hiện nhiều hơn ngay từ lần sinh đầu tiên hoặc ở những gia đình chưa có con trai, đặc biệt với những gia đình có 2 con gái và chưa có bé trai nào.
Tình trạng mất cân bằng giới tính cũng xuất hiện nhiều ở những cặp vợ chồng có học vấn cao và điều kiện kinh tế khá giả.
Theo ông Hoàng, Việt Nam có 2 nguyên nhân chính gây ra mất cân bằng giới tính.
Bên cạnh việc nhiều người vẫn còn tư tưởng trọng nam khinh nữ, một nguyên nhân khác nổi lên gần đây là nhiều gia đình lạm dụng khoa học kỹ thuật để lựa chọn giới tính thai nhi.
Tình trạng chênh lệch giới tính tại Việt Nam có thể khiến nhiều đàn ông gặp khó khăn khi tìm kiếm bạn đời, phải trì hoãn lập gia đình hoặc sống độc thân.
Thống kê trên báo TTXVN cho biết, vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh thực sự trở thành thách thức với công tác dân số từ năm 2006 khi tỷ số giới tính khi sinh tăng lên 109,8 bé trái/100 bé gái. Tỷ số này có sự tăng giảm qua các năm và hiện ở mức 112/100 vào năm 2021. Việt Nam hiện là nước có tỷ số giới tính khi sinh cao thứ 3 châu Á, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ.
Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh đặc biệt cao ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc (114,1) tiếp đến là Đồng bằng sông Hồng (110,6). Đặc biệt có 6 tỉnh có tỷ số giới tính khi sinh rất cao trên 120 bé trai/100 bé gái như Bắc Giang (126,8/100), Hà Nam (125,3/100), Hưng Yên (123,6/100), Sơn La (121,8/100), Hòa Bình (121,8/100) và Bà Rịa-Vũng Tàu (121,1/100).
Đặc biệt, Việt Nam là một trong những quốc gia hiếm hoi trên thế giới có sự chênh lệch giới tính khi sinh ngay từ đứa con đầu tiên (110/100), tức là các cặp vợ chồng đã nghĩ đến lựa chọn giới tính khi sinh ngay ở lần sinh đầu.
Bên cạnh đó, mức độ mất cân bằng giới tính khi sinh cao hơn nhiều ở những cặp vợ chồng có trình độ học vấn cao, tình hình kinh tế khá giả. Năm 2019, tỷ số giới tính khi sinh trong nhóm nghèo nhất là 108,2 so với 112,9 ở nhóm giàu nhất. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy tỷ số giới tính khi sinh cao hơn ở một số nhóm dân tộc thiểu số so với các dân tộc khác.