Người mẹ lòng đau như cắt khi thấy tay chân con gái lạnh cóng, cơ thể run rẩy bất thường. Sau khi đến bệnh viện, bé gái được đưa tới khoa cấp cứu nhưng không thể lấy được máu làm xét nghiệm.
- Sau vụ 5 người nhập viện vì cà độc dược, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân vì sao đây là món ăn mang 'hơi thở của quỷ'
- 4 người ở Đồng Nai bị chó nhà hàng xóm cắn, cào: Vài ngày sau, con chó lạ chết, không rõ nguyên nhân
Theo VTC News dẫn nguồn từ Chinatimes, cách đây vài ngày, cô Cố ở Thành Đô, Tứ Xuyên đưa hai con gái đến khách sạn hạng sang thuộc hệ thống Hilton, thuê loại phòng giá mỗi đêm 2.000 nhân dân tệ (hơn 6,5 triệu đồng) để nghỉ ngơi. Lấy thẻ phòng ở quầy lễ tân xong, ba mẹ con về phòng và dọn dẹp.
Sau đó, cô Cố định đưa hai đứa trẻ ra ngoài ăn tối. Nào ngờ, khi ba mẹ con bước vào thang máy, họ phát hiện bảng nút thang máy không có tầng 1.
Cô con gái 12 tuổi là người đầu tiên ra khỏi thang máy. Vì muốn nhìn xem thang máy bên kia có nút tầng một hay không, bé cố vươn đầu ra kiểm tra và tay chạm vào cửa thang máy. Ngay lập tức, cô bé hét lớn, đứng yên và cơ thể run rẩy không kiểm soát được.
Sợ hãi tột độ, cô Cố liên lạc với lễ tân khách sạn, yêu cầu họ cử người đến ngay hiện trường, đồng thời gọi cảnh sát. Rất nhanh sau đó, với sự hỗ trợ của nhân viên khách sạn, cô Cố đưa con gái đến bệnh viện.
Trên xe, người mẹ lòng đau như cắt khi thấy tay chân con gái lạnh cóng, cơ thể run rẩy bất thường. Sau khi đến bệnh viện, bé gái được đưa tới khoa cấp cứu nhưng không thể lấy được máu làm xét nghiệm. Suốt 2 tiếng đồng hồ ở đó, phía khách sạn cũng không mua cho mẹ con nạn nhân chai nước hay hộp cơm nào, mà nói rằng họ sẽ được ăn khi quay về khách sạn.
Sau khi khám và xét nghiệm, bác sỹ cho biết cơ tim của con gái cô Cố đã bị tổn thương, tình trạng rất nguy hiểm, sau này có thể để lại di chứng. Bác sỹ yêu cầu cho nhập viện ngay để theo dõi, nếu không họ sẽ không thể đảm bảo mức an toàn cơ bản nhất.
Hồ sơ bệnh án cấp cứu của Bệnh viện Nhân dân Số 3 Thành Đô được cô Cố công khai cũng cho thấy, con gái cô được chẩn đoán lâm sàng là "tổn thương nặng do tai nạn điện, chấn thương điện”.
Theo Người Đưa Tin dẫn từ nguồn trên,sự việc đang nhận được sự quan tâm của đông đảo dư luận. Bác sĩ Vương Truyền Lâm, Giám đốc Bệnh viện Nhân dân Đại học Bắc Kinh, giải thích rằng dòng điện có cường độ nhất định đi qua cơ thể con người có thể gây tổn thương mô hoặc rối loạn chức năng nội tạng ở các mức độ khác nhau. Các triệu chứng nhẹ thì mệt mỏi, nặng thì hôn mê, co cơ, sốc, rối loạn nhịp tim, ngừng tim, ngừng hô hấp rồi tử vong.
Khi bị điện giật, điều cần làm là cắt nguồn điện ngay lập tức, hoặc dùng vật không dẫn điện để gỡ người bị nạn ra khỏi nguồn điện càng sớm càng tốt.
Lưu ý trước khi thực hiện các bước cấp cứu người bị điện giật
Khi thấy người bị điện giật, chúng ta thường có tâm lý hoang mang dễ xảy ra những sai sót ảnh hưởng đến tính mạng của nạn nhân thậm chí là khiến bản thân mình bị điện giật theo. Trước khi tiến hành các cách sơ cứu điện giật, bạn cần lưu ý những điều dưới đây:
- Việc đầu tiên phải làm là ngắt nguồn điện ngay lập tức bằng cách ngắt cầu dao điện, rút dây điện ra khỏi ổ cắm,… Nếu nạn nhân bị điện giật bởi nguồn điện cao thế thì tuyệt đối không được đến gần, nên đứng xa ít nhất 6m cho đến khi nguồn điện được tắt. Nếu nóng vội, lao vào cứu người thì bạn có thể bị luồng điện phóng vào cơ thể.
- Cố gắng bình tĩnh khi thấy người bị điện giật, bất kỳ hành động sai nào cũng có thể đe dọa đến tính mạng nạn nhân và của bạn.
- Để tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện, bạn không sử dụng vật truyền dẫn điện (kim loại, ẩm ướt, dính nước) vì những dụng cụ này dẫn điện khiến bạn có thể bị điện giật.
- Trường hợp nạn nhân bị giật điện trên cao sẽ rất khó xử lý và nguy cơ chấn thương cao, cần có đầy đủ dụng cụ cần thiết để đưa nạn nhân xuống. Nếu không có đồ bảo hộ đầy đủ, bạn không nên tự ý leo lên cứu người. Việc gọi hỗ trợ cho công ty điện lực là việc rất cần thiết trong lúc này.
- Khi tách được nạn nhân ra khỏi nguồn điện, nên đặt nằm xuống nhẹ nhàng, tránh va chạm mạnh vào những vật cứng. Bởi khi vội vã cứu người, tâm lý lo lắng sẽ khiến bạn gấp gáp, có thể lỡ tay đặt mạnh nạn nhân xuống, gây ra chấn thương nghiêm trọng. Hãy cẩn thận khi dìu hoặc bế nạn nhân, tìm một nơi khô ráo, sạch sẽ để đặt nạn nhân xuống.
- Không nên tập trung đông người gây khó thở cho nạn nhân.
- Sau khi tách ra khỏi nguồn điện, nếu nạn nhân có những biểu hiện sau hãy gọi cấp cứu gấp: bỏng nặng, khó thở, lú lẫn, loạn nhịp tim, đau cơ và co thắt, co giật, mất ý thức.
Khi phát hiện ra người bị điện giật, bạn nên gọi cấp cứu ngay mà không cần biết mức độ tổn thương nặng hay nhẹ. Bởi việc đảm bảo cấp cứu kịp thời và đúng cách là sự lựa chọn tốt nhất so với việc chúng ta tùy tiện sơ cứu. Nếu như chỉ có một mình, bạn có thể lựa chọn việc tắt nguồn điện trước khi gọi cấp cứu. Còn nếu có thêm người hỗ trợ thì chia nhau, người ngắt nguồn điện, sơ cứu nạn nhân, người gọi ngay cấp cứu 115,…
Nguồn: Bệnh viện Tâm Anh