Có thói quen uống cà phê mỗi ngày, nam thanh niên hôm nay vừa uống đến ly cà phê thứ 3 bất ngờ có biểu hiện mất ý thức, tim đập nhanh, ngã nhào xuống đường.
- Người đàn ông ngưng tim được cứu sống trở lại: ‘Tôi như được sinh ra lần 2’
- Hôn mê suốt 7 tháng liền, mẹ trẻ vẫn sinh con khỏe mạnh và bụ bẫm: sự hồi sinh kỳ diệu
Theo thông tin từ Báo Dân Trí, nam thanh niên này nhập viện vì rối loạn tâm thần, không kiểm soát được cơ thể, hạ thân nhiệt,… những biểu hiện tương tự như đột quỵ. Tuy nhiên, qua quá trình thăm khám, bác sĩ xác nhận nạn nhân bị rối loạn tâm thần và hành vi, mất ý thức chủ động, gồng cứng toàn thân do cơ thể tiêu thụ quá nhiều chất caffein.
Được biết, M. có thói quen uống mỗi ngày khoảng 5 ly cà phê khi làm việc, để không bị mất ngủ hay hồi hộp. Thế nhưng lần này, sau khi anh uống 3 ly cà phê với các khách hàng, đang chạy xe thì thấy tim đập nhanh liên tục, thở nhanh, các cơ tay chân cứng lại, mất ý thức, mắt lờ đờ, loạng choạng.
"Tỉnh dậy thấy mình đang nằm trong bệnh viện, tôi mới biết mình được cứu sống", anh M. nói rồi cảm ơn bác sĩ.
Chia sẻ về điều này trên Báo Người Lao Động, theo Bác sĩ Lê Hồng Hải, người tiếp nhận bệnh nhân cho biết cà phê chứa chất thúc đẩy tâm trạng, sự trao đổi chất, tăng hiệu suất tinh thần và công việc. Uống 1-2 ly mỗi ngày giúp người dùng tỉnh táo hơn song nếu uống nhiều hơn có thể gây hại cho cơ thể.
Nhiều người chủ quan khi nạp quá nhiều các món nước uống chứa nhiều caffein như cà phê để tập trung làm việc. Tuy nhiên, tùy vào thể trạng và sức khỏe của mỗi người mà dùng lượng cà phê khác nhau.
Đặc biệt, nếu có biểu hiện ‘say’ cà phê cần ngưng ngay để không nạp thêm vào cơ thể và uống nhiều nước lọc giúp đào thải caffein ra ngoài. Nếu nạn nhân co cứng người, cần cho uống 1-2 chai nước lọc 500ml, sau đó đưa đến bệnh viện để được cấp cứu.
Bệnh nhân này đã được truyền dịch, dùng thuốc an thần để đào thải chất caffein. Sau 3 giờ nhập viện, nam thanh niên dần tỉnh táo và phục hồi cơ thể.