Bệnh nhân xuất hiện tình trạng nổi mẩn đỏ, ngứa, khó thở, huyết áp tụt. Bệnh nhân trở lại bệnh viện đã tiêm ngừa, được xử trí bằng thuốc Adrenaline nhưng không giảm, nên phải nhập viện cấp cứu sau khi đáp chuyến bay vào TPHCM.
- Uống 1 lít rượu, người phụ nữ ngộ độc nặng, nhập viện trong tình trạng sùi bọt mép, suy hô hấp
- Bệnh lây truyền qua đường hô hấp tăng cao: Cảnh báo nguy cơ mắc bệnh cúm A(H5N1) trên người ở TP.HCM
Theo thông tin từ Dân Trí, sáng 8/1, đại diện Bệnh viện Thống Nhất (TPHCM) cho biết, vừa qua nơi đây đã tiếp nhận cấp cứu một trường hợp bị phản ứng bất lợi sau khi tiêm vaccine.
Bệnh nhân là chị T. (46 tuổi, ngụ tỉnh Lâm Đồng) có tiền căn dị ứng hải sản. Khai thác bệnh sử, cách nhập viện một ngày, bệnh nhân bị chó nhà hàng xóm ở quê cắn vào bắp chân trái ngày 1/1, nên có đi tiêm vaccine ngừa dại, huyết thanh kháng dại và uốn ván rồi trở về nhà.
Tuy nhiên 2 giờ sau đó, bệnh nhân xuất hiện tình trạng nổi mẩn đỏ, ngứa, khó thở, huyết áp tụt. Bệnh nhân trở lại bệnh viện đã tiêm ngừa, được xử trí bằng thuốc Adrenaline nhưng không giảm, nên phải nhập viện cấp cứu sau khi đáp chuyến bay vào TPHCM.
Bác sĩ Phan Văn Thành, khoa Hồi sức tích cực - Chống độc (ICU), Bệnh viện Thống Nhất cho biết, khi xuống sân bay, triệu chứng của bệnh nhân rầm rộ hơn, phù mặt, khó thở và ngứa rất nhiều.
Qua thăm khám và dựa vào các triệu chứng, bệnh nhân được chẩn đoán phản vệ độ 3 sau khi tiêm vaccine phòng dại, tiêm huyết thanh kháng dại và kháng uốn ván. Ekip điều trị tiến hành hỗ trợ hô hấp, bù dịch, dùng Adrenaline và Corticoid, thuốc kháng Histamin. Hiện tại, tình trạng bệnh nhân đã ổn định và đã được về nhà sau 3 ngày nằm viện.
Theo bác sĩ Thành, việc bị phản vệ sau tiêm vaccine không nhiều. Khi bệnh nhân có triệu chứng phản ứng xấu cần vào bệnh viện sớm (trong khoảng 1-2 giờ sau tiêm) để hiệu quả điều trị tốt nhất.
Qua ca bệnh trên, bác sĩ khuyên người dân khi bị chó cắn cần biết cách xử trí vết thương, theo dõi tình trạng chó và tiêm chủng sớm. Sau tiêm, hạn chế di chuyển nơi xa mà cần chú ý theo dõi, để kịp thời phát hiện nếu có phản ứng được can thiệp kịp thời.
Theo thông tin từ trang web Bệnh viện đa khoa MEDLATEC, tương tự như khi tiêm các loại vắc xin khác, việc tiêm phòng dại cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ. Những phản ứng phụ sau khi tiêm phòng dại có thể kể đến là:
- Sốt
Đây là phản ứng bình thường của cơ thể đối với kháng nguyên có trong vắc xin phòng dại và hầu hết trường hợp là sốt nhẹ, tự khỏi sau 1 - 2 ngày và đại đa số không cần dùng thuốc hạ sốt.
- Nổi hạch
Biểu hiện này là kết quả của rối loạn do hệ bạch huyết và máu phản ứng lại với vắc-xin. Hạch thường chỉ sưng với kích thước vừa phải, nằm ở bên vừa được tiêm và cũng không cần can thiệp vì sau đó một thời gian ngắn sẽ tự động biến mất.
- Da và niêm mạc bất thường
Các biểu hiện bất thường ở những vùng này gồm: phát ban, ngứa, nổi mề đay trên da,... Một số ít bị phù Quincke khiến thanh quản phù nề, khó thở được xem là phản ứng nguy hiểm nhưng tỷ lệ gặp rất thấp (<1%).
- Buồn ngủ, chóng mặt, nhức đầu
Những phản ứng phụ sau khi tiêm phòng dại này là kết quả của việc vắc xin ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Khi gặp tác dụng phụ này cần tránh tham gia giao thông hay vận hành máy móc. Một số trường hợp hiếm gặp hơn là xuất hiện co giật và bệnh não.
- Một số phản ứng phụ khác
+ Run chân tay, đau khớp, đau cơ.
+ Tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng.
- Phản ứng phụ tại chỗ: đau, đỏ và ngứa ở vùng da được tiêm, có thể xuất hiện vết bầm tím.
- Phản vệ
Đây là phản ứng phụ sau khi tiêm phòng dại được cảnh báo nguy hiểm. Nguyên nhân gây phản vệ là do người được chích ngừa có thể dị ứng với thành phần trong vắc xin nên cơ thể chuyển biến thành dạng phản vệ với những mức độ khác nhau. Nghiêm trọng nhất có thể gây ngưng thở, ngưng tim và tử vong.
Do quá trình diễn tiến sốc phản vệ rất nhanh và khó phán đoán nên sau khi tiêm phòng dại cần theo dõi kỹ để phát hiện và đến cơ sở cấp cứu ngay.
Nhìn chung, các phản ứng phụ sau khi tiêm phòng dại trên đây đều tự giới hạn, thoáng qua và không cần áp dụng bất cứ phương pháp xử lý đặc biệt nào.